10 điều cần biết khi đi tìm trọ. Nếu không muốn rơi vào trường hợp thanh xuân như một tách trà, tìm xong nhà trọ hết bà thanh xuân.
Thì các bạn sinh viên hay bất cứ ai đang trong tình trạng ở trọ hãy lưu ý những điều sau nhé
1. QUẢNG CÁO, TỜ RƠI ⇒ BỎ QUA
Nếu muốn kiếm trọ hãy kiểm mấy nhà trọ có treo bảng cho thuê ngay trước cửa hay tìm kiếm trong các hội nhóm uy tín trên mạng xã hội. Đừng bao giờ tin vào mấy bảng cho thuê phòng trọ sinh viên giá rẻ hay các tờ in dán trên tường và cột điện.
2. CHECK BLACKLIST ở các nhóm uy tín trên mạng xã hội
Các chiêu bài xấu của chủ trọ tinh quái như soi mói đời sống cá nhân, đặt ra hàng loạt quy định vô lý quỵt tiền đặt cọc, thu tiền điện nước giá " cắt cổ " ... đều được các bạn sinh viên khóa trước đăng đàn bóc phốt. Nhớ checklist các phòng trọ đen khu vực muốn ở, bạn sẽ né được vô vàn tình huống khóc dở chết dở.
3. Thông tin từ BÀ HÀNG XÓM luôn thú zị :)))
Mẹo nhỏ khi muốn tìm hiểu kỹ về ngôi nhà, đừng hỏi chủ trọ mà hãy thẳng tiền đi hỏi hàng xóm, đặc biệt là các bà bán hàng đầu ngõ. Muốn thu hút được nhiều khách, hầu như nhà chủ sẽ không kể cho bạn những bí - mật - không - ai - muốn - biết. Nhiệt tình một chút, bạn nhất định sẽ có được những thông tin mình cần!
4. CHỦ NHÀ
Cụm từ "CHUNG CHỦ" luôn là vấn đề quan tâm top đầu trong tìm phòng trọ. Không phải chủ nhà nào cũng dễ mến nên việc chung chủ đôi khi sẽ gây ra nhiều bất tiện. Nhưng chung chủ, sẽ giúp phòng trọ được quy củ hơn.
5. GIỜ GIẤC TỰ DO?
Thường thì cụm từ "CHUNG CHỦ" sẽ đi kèm với "GIỜ GIỚI NGHIÊM" (thường sẽ là 10 - 11h đêm sẽ đóng cửa nhà trọ). Vậy nên, tùy vào định hướng công việc và học tập, hãy chọn cho mình một nhà trọ không có giờ giới nghiêm để thoải mái về thời gian học tập và vui chơi của bản thân nhé!
6. Hãy nhớ: "Hợp đồng cầm tay, trao ngay tiền mặt"
Hợp đồng là duy nhất, là số một. Có thể bạn ngại đọc những trang giấy dày đặc chữ nhưng hãy tập làm quen với điều đó đi. Hợp đồng là bằng chứng rõ ràng nhất để đôi bên không lật mặt nhau nếu mai này đường ai nấy đi.
7. ĐỌC KỸ NHỚ LÂU, HIỂU SÂU TỐT MÌNH
Hãy đọc kỹ điều khoản hợp đồng như tiền đóng, thời gian đóng tiền cùng các nội quy phòng trọ khác. Ngoài ra cần kiểm tra kỹ người ký hợp đồng với mình có phải chủ thực tế hay không, Nếu người thuê nguyên nhà rồi cho thuê lại sẽ có nguy cơ một ngày nào đó, bạn được báo cuối tuần phải dọn đi ngay vì nhà bị lấy lại.
8. Không phải TÔN NGỘ KHÔNG
Nhưng luôn phải bật mode THIÊN LÝ NHÃN
Hãy kiểm tra kỹ lại tất cả đồ nhà trọ một lượt như khóa cổng, khóa phòng, các đồ đạc được bàn giao các đường ống dẫn nước . . . để đảm bảo tất cả đồ còn dùng được lâu và lỗi hỏng lần gần nhất là do bạn chỉ không phải đồ đã quá hạn sử dụng rồi nhé!
9. ĐĂNG KÍ TẠM TRÚ, TẠM VẮNG
Nếu tính ở đâu lâu thì nhất định phải đi đăng ký tạm trú, đăng ký ngay trong tháng đầu mới chuyển đến. Vì đây là quy định của Pháp luật để phục vụ công tác trị an. Nếu không có, bạn có thể sẽ đối mặt với viễn cảnh tương lai bị Công an khám nhà và mất vài trăm nghìn tiền phạt.
10. Cái gì có thể không biết nhưng BIẾT ĐIỀU THÌ PHẢI BIẾT!
Việc sống hòa thuận với những người xung quanh sẽ giúp cuộc sống sinh viên của bạn bớt thị phi hơn. Bạn không làm phiền người ta, sống văn minh, lịch sự thì không ai có lý do gì để làm bạn khó chịu. Nếu có bạn hoàn toàn có quyền liên lạc với chủ nhà hoặc nói chuyện trực tiếp để phản ánh rõ ràng.
Nhất định phải nắm vững nội quy phòng trọ để giữ hòa khí với chủ nhà và 500 anh em cùng thuê khác.
Chúc mọi người tìm được nhà trọ "ngon" nhất
Những điều kiêng kỵ khi ở phòng trọ
Những điều cần làm khi chuyển đến phòng trọ mới
Các câu hỏi khi đi thuê trọ
Tâm linh khi ở trọ
Thuê trọ cần hỏi những gì
Đóng tiền trọ đầu tháng hay cuối tháng
Lưu ý khi thuê phòng trọ sinh viên
Mẹo ở trọ