1. Đi từ hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm
Hoàng Phủ Ngọc Tường vốn là người con của Quảng Trị nhưng cả cuộc đời của ông luôn gắn liền với Huế yêu thương. Với ông, Huế luôn là những gì đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất. Đó là mạch nguồn xuyên suốt đời văn ông. Vào một buổi chiều, khi đang ngồi trong một vườn hoa xứ Huế- khu vườn An Hiên, ở trong ngôi nhà cổ nhìn ra xa, nhà văn đã bắt gặp dòng Hương. Đó là dòng sông bảng làng trôi, có chút gió lạnh se se của buổi chiều, có chút sương khói huyền hồ hư ảo. Tất cả những điều đó đã đánh thức trong nhà văn một lòng với xứ Huế những rung cảm mành liệt nhất. Và rồi từ những rung cảm ấy đã thôi thúc tác giả viế nên tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?".
2. Đi từ Thể Loại
Nếu Nguyễn Tuân với chất ngông rất riêng của mình đã chọn cho mình thể loại tùy bút làm người bạn đồng hành trong đời văn thì Hoàng Phủ Ngọc Tường, với cái tôi làng mạn, mê đắm, tài hoa lại chọn cho mình thể loại bút kí. Bút kí là thể loại ghi lại sự việc, con người, cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi. Đây là thể loại có dung lượng thoải mái, thiên về chất trữ tình, kết hợp ghi chép và biểu cảm. Còn thể loại gì thích hợp hơn bút kí khi viết về dòng Hương xứ Huế nữa? Việc lựa chọn đúng đắn thể loại đã góp phần tạo nên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".
3. Đi từ một nơi nhận định
Mỗi người nghệ sĩ có lẽ luôn có cho mình một mảnh đất để thương, để nhỏ và để sáng tác. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không phải là ngoại lệ. Tô Hoài đã từng viết về người bạn của mình: “Nếu Sơn Nam thuộc những ngóc ngách xưa, những sự tích xưa của Sài Gòn, Bến Nghé. Tôi thì nhỏ được ít nhiều tên đất, tên làng vùng Hà Nội. Hoàng Phủ Ngọc Tường trầm cả khuôn mặt, cả tâm hồn mình trong đất trời sông nước xứ Huế.” Hẳn là vì thế nên khi viết về dòng Hương xứ Huế, người nghệ sĩ ấy đã dùng hết những yêu thương, những hiểu biết của mình kết hợp với lối hành văn hướng nội, mê đắm và tài hoa để về nên một dòng sông Hương rất đỗi yêu kiều, mềm mại mà cũng không kém phần hào hùng trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông ?".
Những mở bài nghị luận văn học hay nhất
Mở bài chung cho thơ
Mở bài hay cho HSG
Cách mở bài nghị luận văn học HSG
Cách viết mở bài nghị luận văn học
Mở bài chung cho truyện
Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm
Mở bài cho thơ ca