1) Văn học là nhân học.M. Gorki
2) Nhà văn là người cho máu. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet
3) Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Sê- khốp
4) Thơ là tiếng lòng. Diệp Tiếp
5) Thơ là thư kí chân thành của trái tim. Duy bra lay
6) Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu ta dành cho người khác dù chỉ một chút cảm thông. Hoài Nam Tử
7) Trong đời chú có một điều, ấy là tình thương. Những người khốn khổ- Huy gô Nơi lạnh lẽo nhất không phải Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương. M. Gorki
9) Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người. Van gôc
10) Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ. Lâm Ngũ Đường
11) Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái. Lê Duẩn
12) Nói nhân đạo không có nghĩa chỉ nói đến ân trên của vua chúa ban xuống cho trăm họ, cho dân đen con đỏ mà nhân dạo thực chất phải là quyền sống, quyền tự do, xây dựng cuộc sống của mỗi người trong cộng đồng chung của dân tộc. Bùi Văn Tuyên
13) Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. Đặng Thai Mai
14) Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thường, lòng thương người”. Lê Trí Viễn
15) Căn bệnh nặng nhất của tâm hồn là sự lãnh đạm. D.Tohenvi
16) Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người. Xêlêkhốp
17) Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Hoài Chân
18) Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. Hoài Thanh
19) Nghệ thuật là sự vương tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo. Nguyên Ngọc
20) Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người. Đề thi HSG văn toàn quốc bảng B năm 1996
21) Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn. Đời thừa- Nam Cao
22) Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối. Huy gô
23) Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. Pautopxki
24) Nói nghệ thuật ức là nói đến sự co cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói co cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. Nguyễn Đình Thi
25) Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Nguyễn Văn Siêu
26) Không có một bậc vĩ nhân nào lại không có lòng nhân ái. Matxilông
27) Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú, nhưng tiêu điểm mà con người hướng tới vẫn là con người. Đặng Thai Mai
28) Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ. Tố Hữu
29) Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. Đặng Thai Mai
30) Nhà văn phải là người đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người.Nguyễn Minh Châu
31) Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. Nguyễn Khải
32) Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. Bạch Cư Dị
33) Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ, cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. Maxin Malien
34) Nhân đạo là yêu thướng với ý thức tôn trọng giá trị nhân phẩm và quyền lợi chính đáng của con người. Từ điển học sinh
35) Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người. M. Gorki
36) Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường, bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực. Nguyễn Minh Châu
37) Tôi muốn các tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. Sô lô khốp
38) Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người. Từ điển văn học
39) Chao ôi! đối với những người ở chung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ là gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương. Lão Hạc- Nam Cao
40) Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. L. Tôn xtôi
41) Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư, khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn là đối tượng trung tâm của người nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thức đẩy ngòi bút của nhà văn chân chính. Từ điển văn học
42) Chủ nghĩa nhân đạo đề cử việc đảm trách đi tìm chân lí và đạo đức bằng những phương tiện để phục vụ lợi ích của con người. Chủ nghĩa nhân đạo là quan điểm, quan niệm yêu thương con người, coi trọng tự do của con người, coi lợi ích con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội. Từ điển văn học
43) Vấn đề không phải là chúng ta đi bao nhiêu, mà là chúng ta đặt vào đấy bao nhiêu tình thương. Mẹ Teresa
44) Nếu Truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ. Nguyễn Đăng Mạnh
Nhận định về giá trị nhân đạo trong văn học
Những câu nhận định về giá trị nhân đạo
Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người
Lí luận văn học về giá trị nhân đạo
Nhận định về tinh thần nhân đạo
Tinh thần nhân đạo la gì
Những nhận định hay về chi tiết trong tác phẩm văn học
Nhân định về giá trị hiện thực