Dàn ý : “Đừng phấn đấu để thành công, hãy phấn đấu để có ích”
1. Mở Bài
Dẫn dắt, nêu ra vấn đề cần nghị luận – ý kiến của Albert Einstein. Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích.
2. Thân bài
Thành công: đạt được mục đích, thỏa mãn ước mơ, được cộng đồng xã hội thừa nhận, vinh danh. Thành công luôn đến từ sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ. Song đó cũng là một đích đến lý tưởng mà không phải ai cũng có cơ hội có được…
Sống có ích là lối sống vì mọi người, đề cao lợi ích chung của cộng đồng và xã hội mà không chú ý đến lợi ích cá nhân. Để sống có ích cũng cần một sự cố gắng để quên đi bản thân hướng đến niềm hạnh phúc chung của mọi người.
Qua cấu trúc “đừng…hãy…”, chúng ta có thể đọc thấy ở câu nói trên ý nghĩa của một lời nhắn nhủ tha thiết Con người không nên chỉ vì theo đuổi những hào quang sáng chói nhưng cũng xa vời trong niềm vinh quang của riêng mình mà quên đi niềm vui, niềm tự hào vì những đóng góp nhỏ bé và thiết thực để làm đẹp hơn cuộc đời
Bàn luận
-Quan niệm trên đã khơi dậy trong mỗi chúng ta những suy nghĩ rất sâu sắc, đúng đắn về ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cuộc đời, với xã hội
+ Có được thành công là khao khát của tất cả mọi người từ cổ chí kim …Đạt được những mục tiêu lớn, làm được những điều xuất sắc…, con người được tôn vinh… Ánh hào quang chiến thắng sau những thành công đã lôi cuốn mê hoặc…mọi người theo đuổi không ngừng nghỉ.
+ Song thành công nào cũng có giá của nó… thời gian, công sức, trí lực…. Con người mất đi nhiều thứ….Thậm chí, không phải lúc nào nỗ lực cũng thành công…. Lúc này con người dễ nản chí…
->Không nên hướng đến những mục tiêu, đích đến quá xa vời, quá lý tưởng, không nên coi sự vinh danh bản thân là giá trị cao nhất…
+ Sống có ích là thái độ sống tích cực luôn hướng đến sự tiến bộ chung của cộng đồng. Những hành động, việc làm có ích là không có giới hạn. Đó có thể chỉ là những hành vi rất nhỏ bé, rất lặng lẽ không mất nhiều thời gian, công sức nhưng có ý nghĩa thiết thực cho cuộc đời, cho con người. Mỗi người, chỉ cần có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết là có thể sống có ích.
+ Sống có ích ở đây được xem là sự nhiệt thành đóng góp cho cái chung mà không hướng đến mục đích vinh danh tên tuổi cá nhân. Con người có thể sẽ không có được cái cảm giác hạnh phúc khi được tôn vinh, ngợi ca trước đám đông nhưng chắc chắn sẽ có niềm hạnh phúc riêng trong niềm vui chung, sẽ cảm nhận được ý nghĩa của mình trong sự vươn lên, chuyển mình của đời sống.
->Rất cần trong mỗi người một thái độ sống có ích, quên mình vì mọi người.
- Song nói như thế không có nghĩa là con người để sống có ích, sống vì mọi người thì phải từ bỏ những đam mê, khao khát của riêng mình.
+ Một trong những nhu cầu tự nhiên của mỗi người là nhu cầu khẳng định mình… và do vậy khát vọng đạt được thành công là khát vọng chính đáng, cần được tôn trong, cổ vũ.
+ Vậy vấn đề đặt ra ở đây chính là phải xác định một quan niệm đúng đắn về sự thành công. Thành công của mỗi cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, nghĩa là mục đích cao nhất của những nỗ lực không phải là sự phục vụ cho những vụ lợi, ích kỷ cá nhân mà là một sự hài hòa với cái ta…..
Bài học:
- Từ đó, mỗi cá nhân cần tự trau dồi nhận thức và sáng suốt trong hành động để thực sự là một con người có ích
+ Xác định mục tiêu phấn đấu vì mình và mọi người
+ Nỗ lực không ngừng để biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực
+ Hơn thế, phải đấu tranh với cái tôi vị kỷ trong chính bản thân mình để hòa vào với cộng đồng, đời sống.
Phấn đấu không phải de thành công mà là có giá trị
Muốn những việc lớn thành công hãy bắt đầu từ những việc nhỏ
Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị
Thành công sẽ đến với những người luôn biết cố gắng
Trở thành người có ích cho xã hội
Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình 200 chữ
Nổi tiếng không phải lúc nào cũng tốt
Nghị luận xã hội về phấn đấu