SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Kết bài cho tất các tác phẩm văn học lớp 9

Để viết được một bài văn trọn vẹn và hấp dẫn người đọc, gây ấn tượng với người chấm thì học sinh cần rèn cách viết kết bài sao cho đúng ý và hay. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chuyện người con gái Nam Xương

ruyện đã để lại cho văn học dân tộc một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhối trái tim người đọc bao đời nay, cho lịch sử văn học Việt Nam một ảng “thiên cổ kỳ bút”, cho riêng thể loại truyện ngắn Việt Nam một truyện ngắn vừa là đột khởi vừa là đỉnh cao vời vợi trong muôn đời” (Nguyễn Đình Chu). Hắn đúng là như vậy, nhờ ngòi bút tài tình miêu tả nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ công - dung - ngôn - hạnh, Nguyễn Dữ đã góp vào diễn đàn văn học đất Việt một số phận con người mỏng manh, đầy thương tâm cử thế mà vượt lên sự băng hoại của thời gian. Để rồi, mỗi khi nhắc lại, mỗi một độc giả sẽ không khỏi ngậm ngùi, luyến tiếc hay xót xa cho những phẩm hạnh đáng quý, cho sự hy sinh và những bi kịch đau thương trong cuộc đời nàng!

Chị em Thúy Kiều

Nói tóm lại, qua đoạn trích, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người nhằm khắc hoạ rõ nét bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều, mà đặc biệt là nhân vật chính Thuý Kiều. Bài thơ đã đề cao, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự bảo về kiếp tài hoa bạc mệnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến là biểu hiện của tấm lòng, cảm hứng nhân đạo của thiên tài văn học Nguyễn Du.

Cảnh ngày xuân

Nhà thơ, ngôn ngữ như chạm khắc, như thoát khuôn khổ trói buộc của công thức, ước lệ để làm sống dậy bức tranh xuân và tâm trạng con người. Cả một khung cảnh xuân thơ mộng, tràn đầy ấy như hiện ra trước mắt. Ta bỗng nhớ đến những ngày ngây thơ, trong sáng của Kiều rồi ngẫm lại chặng đường trôi dạt mười lăm năm của người phụ nữ ấy mà cảm thương cho số phận của con người. Bỗng nhớ đến lời của Chế Lan Viên đến nao lòng:

“Ta yêu những Hịch, những bình Ngô gọi lòng ra hoa tuyển

Nhưng không quên ngọn lau trắng bên đường Kiều thổi lại tự xa xưa”

 

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Cả đoạn trích như một bức tranh buồn đến tê lòng. Điệp ngữ liên hoàn “Buồn trông” với biện pháp tăng tiển cùng kèm theo câu hỏi tu từ đã đưa nỗi lòng Kiều từ cô đơn, lẻ loi, buồn nhớ lên đến tột đỉnh của sự thất vọng, lo sợ. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiểu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.

 

Đồng chí

Xuân Diệu quan niệm: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Chính Hữu đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời ông cũng khiến con tim người đọc tan chảy khi chứng kiến tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trong tột cùng gian khổ. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, nên hình tượng người lính trong "Đồng chỉ” vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bằng cách đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường; ngôn ngữ và giọng điệu giàu tinh khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn. Phạm Tiến Duật khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm. Họ là hình ảnh tiêu biểu của anh bộ đội cụ Hồ:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

 

Bếp lửa

Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim...

 

Ánh trăng

Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đổi với những năm tháng quả khử gian khổ mà hào hùng, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị. "Ánh trăng" có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người linh chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời trong đó có chúng ta.

Đoàn thuyền đánh cá

Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cả cảm hứng vũ trụ hoà cùng luồng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.

 

Lặng lẽ Sa Pa

Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đảng tin yêu, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa", ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.

Chiếc lược ngà

Tĩnh phụ tử cao đẹp cử truyền qua lồng ngực những người cha như một dòng máu bất tận. Và tình cha con cũng dào dạt muôn đời bất diệt trong lòng những đứa con. Tình người thiêng liêng ấy không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được, trái lại, nó càng sáng đẹp hơn, bền bỉ hơn trong đạn bom tàn phá. Đó chẳng phải là điều sâu kín nhất mà truyện ngắn Chiếc lược ngà muốn gửi đến mỗi người đọc chúng ta hay sao?

Kết bài chung cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 9

Kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 9

Kết bài áp dụng cho mọi đề

Kết bài chung cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12

Kết bài chung cho truyện ngắn

Kết bài chung cho thơ

Những kết bài nghị luận văn học hay nhất

Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm lớp 9

Shopacgame.vn