SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Truyện Chữ

Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là một di sản văn hóa phong phú, lưu giữ những câu chuyện kỳ diệu, giàu trí tưởng tượng. Những tác phẩm này không chỉ giải trí mà còn phản ánh triết lý sống, nhân văn và giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

15 Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc

1. Con Rùa Vàng

Ngày xưa có hai người bạn thân, người giầu tên là Đại trượng phu, người nghèo tên là Chí quân tử. Vợ chồng Đại trượng phu thấy bạn nghèo ngỏ ý muốn giúp cho để buôn bán. Chí quân tử nghĩ rằng mình lấy của bạn về không may buôn bán thua lỗ thì biết lấy đâu mà trả, nên không dám nhận, đành chịu phận nghèo.

Nhà Đại trượng phu đồ đạc chẳng thiếu vật gì, một hôm lấy 5 làng vàng đưa cho thợ kim hoàn làm một con rùa để trưng bày. Gặp lúc Chí quân tử lại chơi, Đại trượng ohu đem rùa vàng mới đúc ra khoe với bạn. Xem rồi để trong cái đĩa, 2 người ngồi uống rượu nói chuyện, uống mãi say nằm ngủ quên đi. Con trai của Đại trượng phu đi học xa về thăm nhà, thấy con rùa lấy đem đi chơi. Đến khi 2 người tỉnh dậy quên lửng con rùa vàng. Chí quân tử từ giã bạn ra về, một lúc Đại trượng phu nhớ đến con rùa vàng, hỏi vợ, vợ nói không cất, mới chẳng biết tính sao, không lẽ nghi cho bạn là người có bụng tốt đã lấy đi.

Một hôm Đại trượng phu đến nhà Chí quân tử chơi, hỏi xa xôi rằng:” Hôm trước anh có cầm con rùa vàng về cho chị coi không. Chí quân tử nghĩ bụng bạn nghi mình, nên nhận là có lấy về. Đại trượng phu mới bảo:” Anh cứ giữ con rùa vàng lại mà chơi”.

Bạn về rồi, vợ chồng Chí quân tử không biết tính sao để trả lại cho được, bảo nhau:” Người ta thấy mình nghèo nên nghĩ cũng phải, không lẽ mình bảo không”. Rồi đành bán nhà cửa, đưa nhau đến nhà ông bá hộ Phú trưởng giả, vào lạy xin ông cho ở hầu hạ, để lấy 5 lạng vàng làm rùa trả cho bạn. Ông Phú trưởng giả nghe đầu đuôi câu truyện liền lấy vàng kêu thợ kim hoàn tới nhà làm một con rùa vàng, rồi trao cho vợ chồng đem về trả bạn. Nhưng Phú ông không nhận Chí quân tử cố thân làm tôi tớ, mà bảo chỉ giúp cho 2 người thôi. Vợ chồng Chí quân tử nhận rùa vàng rồi, cứ đến ở nhà Chí quân tử để hầu hạ.

Được ít lâu, con trai Đại trượng phu trở về thăm nhà, mang theo con rùa vàng bảo cha mẹ: “Hôm nọ, may là con, chớ gặp phải người ngoài thì mất con rùa vàng rồi còn đâu nữa”. Vợ chồng Đại trượng phu ngạc nhiên, không rõ rùa vàng nào con mình lấy đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả, mới nghĩ ra là người bạn nghèo đã sợ mình nghi, nên mới làm con rùa vàng khác để thế.

Đại trượng phu vội vàng đến nhà Chí quân tử, không thấy vợ chồng bạn đâu, hỏi thăm mới hay là đã đi cố thân cho nhà Phú trưởng giả để lấy vàng đúc rùa bồi thường cho của mình không lấy. Tìm đến nhà ông bá hộ, Đại trượng phu vào trả con rùa vàng cho Phú trưởng giả để xin lãnh vợ chồng Chí quân tử về. Hai bên gặp nhau cùng khóc ròng. Phú trưởng giả không chịu lấy rùa vàng, bảo Đại trượng phu:”Anh có mượn của tôi đâu mà anh trả? Nhìn vợ chồng Chí quân tử nói:” Tôi có bắt buộc gì đâu mà xin lãnh về”.

Phú trưởng giả không lấy vàng trả, vợ chồng Chí quân tử cho là mình mắc nợ không chịu đi. Cả 3 người tính không xong, mới đem đến cửa quan để xin xét xử.

Không nghe nói quan phân xử ra sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng hiếm có này.

2. Sự tích dưa hấu

Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.

Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”.

Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.

3. Sự tích hoa Mai vàng

Ngày xửa… Ngày xưa… Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt. ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:

– Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có ngày ta bị cảm mất.

Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé trong chốc lát. Một hôm thương ông, cô em hỏi:

– Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?

-Có chứ! Năm sắp hết. ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì ông thích nhất. Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào bếp lửa rồi nói:

– Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con chép này đây!
Con cá chép vụt biến mất. Tối hăm ba Tết, quả nhiên hai chị em thấy ông hiện ra, sau đó cưỡi con cá chép như cưỡi ngựa, bay ra khỏi nhà và bay cao mãi lên trời… Bố cô bé là một người đi săn thú rất tài giỏi. Ông thường chỉ thích đi săn thú dữ. Ông bảo:

– Còn thú ác thì tôi còn đi săn cho kỳ hết!

Ông không muốn truyền nghề cho con mình, vì cả hai đều là gái. Nhưng cô em lại rất thích nghề của cha. Lên năm cô đã xin cha dạy cho mình đủ cả côn, quyền và đao kiếm. Cô tuy bé người nhưng nhanh nhẹn vô cùng, và về sức mạnh của đôi tay cô, người cha cũng phải kinh ngạc. Lên chín, cô đã hăm hở xin theo cha đi săn thú. Người mẹ và người chị lo lắng, nhưng cô bé đã thưa ngay:

– Con không giết được con mồi bằng một nhát như cha thì con đâm ba nhát, năm nhát, mẹ và chị cứ yên tâm.

Nói sao làm vậy, cô bé lần đầu theo cha đi săn đã giết ngay được một con lợn lòi rất hung dữ… Trong vùng bỗng xuất hiện một con quái đầu người mình báo. Bà con ai cũng lo lắng, khiếp sợ. Vì con quái vật chỉ thích ăn thịt người, nhất là thịt trẻ con. Người cha liền dẫn cô gái nhỏ đi tìm quái vật để giết. Người mẹ và chị can ngăn nhưng không được. Người cha bảo:

– Tôi chỉ cho nó đi theo để xem, còn diệt quái ác là việc của tôi, hai mẹ con đừng lo.

Hai cha con đi được mấy ngày thì có tin con quái đã bị người cha giết chết thật. Bữa hai cha con trở về, bà con trong vùng mang rượu, gà vịt đến làm cỗ ăn mừng. Cô gái nhỏ không quên đặt vào bếp lửa một con cá chép và khấn với ông Táo già:

– Chúng cháu xin gửi biếu ông con chép để thỉnh thoảng ông cưỡi đi chơi.

Ông Táo già lại hiện lên cám ơn cô bé và hỏi:

– Cháu thấy con quái có sợ không?

– Cháu chỉ thích được cha cháu cho cháu được cùng đánh với nó, nhưng cha cháu không chịu.

Người cha sau đó bỗng bị ốm nặng. Người mẹ và hai cô gái hết lòng chăm sóc. Bệnh người cha có đỡ, nhưng sức khỏe thì không còn được như trước nữa. Vài năm sau, ở vùng trong xa, bỗng xuất hiện một con quái cũng đầu người nhưng mình trăn. Con quái này có sức khỏe ghê gớm. Nó có thể quấn chết một con bò mộng chỉ trong chớp mắt. Nó lại cũng thích ăn thịt trẻ con và có thể ăn một lúc đến mấy đứa. Bà con vùng đó liền cử người ra mời cha con người đã giết con quái đầu người mình báo vào diệt quái giúp bà con. Người cha nhìn cô gái nhỏ của mình hỏi:

– Liệu con có nhận lời đi giúp bà con không?

Cô gái nhỏ liền đáp:

– Con xin cha mẹ và chị để cho con đi!

Người cha nói:

– Cha sẽ cùng đi với con, nhưng cha chỉ giúp con thôi. Lần này chính con phải lo diệt quái đấy. Người mẹ và chị càng lo lắng gấp bội.

– Ông ơi! Đường từ đây vào đó xa xôi cách trở. Quái thì dữ ác mà con bé thì mới mười bốn tuổi, tôi sợ lắm.

– Cha ơi! Cha và em nhận lời, rủi có chuyện gì thì mẹ và con làm sao sống nổi.

Cô gái nhỏ liền thưa:

– Mẹ và chị à, con tuy còn nhỏ nhưng con có đủ sức để diệt quái. Bà con đã ra nhờ lẽ nào mình lại từ chối. Mẹ và chị cứ yên lòng. Cha và con diệt xong quái sẽ trở về ngay.

Thấy không can ngăn được, người mẹ và chị đành lo chuẩn bị mọi thứ cho hai cha con lên đường. Trước đó người mẹ đã may áo mới cho hai con ăn tết, bây giờ bà liền hỏi cô gái nhỏ:

– Con muốn mẹ nhuộm áo cho con màu gì?

Cô bé nhìn ra ngoài đồi núi, rồi đáp:

– Con rất thích màu vàng!

Người mẹ liền giã nghệ nhuộm cho con một màu vàng thật tươi. Ngày lên đường, cô bé mặc chiếc áo vàng, nhìn càng khỏe, càng đẹp. Cô nói với mẹ và chị:

– Diệt xong con quái lúc về con sẽ mặc áo này cho mẹ và chị nhận ra được con ngay từ xa…

Trước khi đi cô gái cũng không quên khấn chào ông Táo đá núi và hứa:

– Cháu sẽ trở về kể chuyện diệt quái cho ông nghe.

Ông Táo liền hiện ra nói:

– Chúc hai cha con mau trừ được quái. ông sẽ chờ ngày trở về…

Hai cha con đi ròng rã hơn một tháng trời mới vào đến nơi có con quái đầu người mình rắn. Nghỉ ngơi được dăm ba ngày, hai người liền đi tìm quái để diệt. Hai cha con đánh nhau với nó hai ngày liền mà không diệt nổi. Sức của người cha thì cứ yếu dần. Cô bé liền thưa với cha:

– Cha ơi! Ngày mai cha cứ để cho con bám sát nó. Con sẽ đâm một con dao găm chặt đuôi nó vào thân cây này, đâm một con dao cắm chặt mình nó vào thân cây khác. Nó không quăng mình đi được thì ta sẽ lựa thế mà chặt đầu nó đi. Người cha biết cách đánh đó hay nhưng rất nguy hiểm.

Tin vào tài nghệ của con, ông gật đầu:

– Được! Nhưng con phải đề phòng cẩn thận nếu nó dứt được đuôi ra.

– Cha cứ yên tâm.

Ngày hôm sau theo cách đánh ấy, hai cha con quả đã diệt được quái. Nhưng trước khi chết nó đã quẫy mạnh một cái, dứt được cái đuôi ra khỏi mũi dao. Sau đó nó liền cuốn ngay lấy người cô bé. Cô bé vừa chặt được cái đầu con quái thì cũng bị con quái quấn gẫy cả xương mềm nhũn cả người. Thấy con gái yêu của mình chết, người cha buông rơi cả thanh kiếm, chạy đến đỡ lấy xác con. Bà con trong vùng cũng vừa chạy đến. Họ đem xác cô gái về chôn cất rồi lập đền thờ. Nhưng cô gái đâu chịu chết như vậy. Vì cô biết rằng cha mẹ chị mình cùng bà con vùng trong, vùng ngoài đều yêu quý mình, mà cô cũng yêu quý và muốn sống với họ. Cô xin thần Đất giúp cô biến thành một con chim lông vàng rực rỡ, một con chim chưa ai thấy bao giờ rồi bay về quê nhà xin gặp ông Táo đá núi:

– Ông ơi! Cháu bị con quái quấn chết. Nhưng cháu mà chết thì mẹ cháu, chị cháu làm sao sống nổi. Vậy đêm nay hăm ba Tết, ông có về trời ông hãy tâu với trời cho cháu sống lại…

Ông Táo đá núi liền hứa:

– Được, ông sẽ tâu giúp cho cháu…

Con chim lông vàng rực rỡ liền bay xuống chỗ mẹ và chị đang ngồi, kêu lên mấy tiếng rồi bay đi. Cũng vừa lúc đó người mẹ và chị biết tin là cô gái nhỏ đã không còn nữa. Bà mẹ ngã ra chết giấc bên bếp lửa. ông Táo đá núi liền đưa hai bàn tay ấm nóng áp vào trán cho bà tỉnh lại và nói ngay:

– Bà cứ yên tâm. Đêm nay về trời, tôi sẽ xin trời cho cháu sống lại.

Hai mẹ con nghe nói mừng quá liền sụp xuống lạy tạ ơn. Ông Táo đi tối hăm ba thì tối hăm tám ông trở về hạ giới. ông nói với hai mẹ con:

– Trời rất thương cô bé nhưng cháu chết đã quá ngày, xin sống lại quá chậm. Vì vậy trời chỉ có thể cứu cho cháu mỗi năm sống lại được chín ngày.

Hai mẹ con nghe nói vừa buồn nhưng cũng vừa mừng. Thôi cứ được trông thấy con, thấy em trong giây lát cũng đã đỡ khổ rồi. Huống gì lại được thấy đến chín ngày. Bà mẹ liền hỏi:

– Ông ơi! Bao giờ thì cháu sống lại được?

– Tùy hai mẹ con cứ cầu trời sống từ ngày nào, trời sẽ cho ngày ấy.

– Vậy nhờ ông xin cho cháu sống lại ngay đêm nay!

– Đêm nay thì chưa được, sớm nhất là phải từ đêm mai!

– Vâng, ông xin cho cháu sống lại từ đêm mai vậy!

Hai mẹ con suốt đêm hôm ấy cứ thức mãi. Cả ngày hôm sau, hai mẹ con đều chẳng muốn làm gì. Chỉ mong cho trời chóng tối. Chờ mãi rồi trời cũng tối thật. Hai mẹ con hồi hộp đợi, không biết con mình, em mình sẽ sống lại trở về như thế nào. Định khấn gọi ông Táo thì bỗng nghe ngoài cổng có tiếng gọi:

– Mẹ ơi! Chị ơi!

Hai mẹ con vụt chạy ra và thấy đúng là cô gái nhỏ đã trở về. Trong chiếc áo vàng vẫn sáng lên nhìn rất rõ. Ba mẹ con ôm nhau khóc như mưa. Ngày hôm sau người cha cũng từ vùng trong trở về. Dọc đường thương con, thương vợ ông chưa biết sẽ nói gì cho vợ và con ở nhà đỡ khổ. Không ngờ khi về đến nhà đã thấy cô gái nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh mẹ và chị. Ông dụi mắt tưởng là con bé nhà ai đến chơi. Khi biết cô gái nhỏ đã được sống lại, trở về ông liền ôm chầm lấy con và cứ để cho nước mắt chảy dài trên má.

Cô gái nhỏ ăn Tết với cha mẹ và chị đúng chín ngày. Trong chín ngày đó, cô gái nhỏ dành làm hết mọi công việc để giúp cha mẹ, giúp chị. Nhưng cả nhà lại không muốn cô gái làm việc gì. Trong chín ngày, họ sống bù cho cả một năm sắp phải xa nhau. Đến đêm thứ chín trời vừa tối, cô bé vừa kịp ôm lấy cha, mẹ và chị để chào ra đi thì người cô bỗng cứ mờ dần như sương khói rồi biến mất. Cả nhà buồn rầu, thương nhớ cô gái nhỏ vô cùng. Nhưng nghĩ đến chuyện Tết năm sau, cô sẽ về, mọi người lại ôn ủi nhau, lại kiên nhẫn chờ đợi… Và năm sau, cũng vào chiều hai chín Tết, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về ăn Tết với gia đình rồi đến tối mồng Bảy lại ra đi… Năm nào cũng thế. Nghe chuyện lạ, người vùng trong liền cử người ra mời cả gia đình vào sinh sống trong đó để bà con được trả ơn và gặp lại cô gái nhỏ đã giúp bà con diệt được con quái đầu người mình trăn. Thấy sức người cha đã suy yếu, cả nhà bàn với nhau và nhận lời. Từ đấy hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống chín ngày cuối năm, đầu Xuân với cha mẹ, với bà con vùng trong. Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy. Hoa màu vàng tươi như màu áo của cô gái nhỏ ngày trước.

Hoa vui Tết với bà con khoảng chín mười ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại trở về. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Mai Vàng. Ngày Tết ở miền Trung và ở Nam Bộ, bà con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. Họ tin rằng, có cành mai vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả năm.

4. Em bé thông minh

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu ông cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:

– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:

– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe nó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công, bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.

Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là tai vạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:

– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.

– Ðã ăn thì còn lo liệu thế nào? Ðừng có làm dại mà mất đầu đó con ạ!

Nhưng đứa con quả quyết:

– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.

Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Ðến hoàng cung, con bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào, phán hỏi:

– Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

– Tâu đức vua – em bé đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:

– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!

Em bé bỗng tươi tỉnh:

– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua cười bảo:

– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?

Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và đình thần chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…

Rồi bảo:

– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

Rồi đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.

5. Hai ông Tiến sĩ

Ngày xưa có chàng học trò nghèo không may mồ côi cha mẹ sớm, gia cảnh khó khăn nhưng chàng chịu khó đèn sách nên sớm nổi tiếng là người đức độ và văn hay chữ tốt. Biết ở làng bên có người con gái xinh xắn nết na, chàng nhờ người mai mối xin cưới nàng làm vợ.

Cha mẹ cô gái vốn quý trọng người hiền tài, ông bà lại thấy con gái ưng thuận nên vui long nhận lời gả con gái cho chàng học trò.

Cô gái về nhà chồng được ít laau thì cha mẹ già nhuốm bệnh theo nhau qua đời. Gia tài các cụ để lại cho con chỉ có nếp nhà tranh và mảnh vườn nhỏ. Nhưng nhờ khéo léo lo toan, vun vén nên người vợ trẻ vẫn giúp chồng yên tâm lo việc học hành.

Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ vô cùng hạnh phúc. Chẳng mấy chốc đã sắp đến kỳ thi, người vợ lo sắm sửa lều chõng để chồng chuẩn bị đến kinh đô thi tài. Bỗng nhiên chàng học trò lăn ra ốm. Vợ chàng đôn đáo lo thuốc men chữa chạy cho chồng khắp nơi, nhưng căn bệnh hủi của chàng ngày càng nặng hơn.

Nhà cửa, vườn tược đã phải bán hết để lấy tiền chữa trị nhưng bệnh tình của chàng học trò hiểm nghèo khó chữa. Những vết lở loét trên người làm chàng đau đớn ăn không ngon ngủ không yên. Đã thế chàng còn bị mọi người xa lánh, chẳng ai dám đến gần thăm hỏi vì sợ lây bệnh. Thương chồng người vợ trẻ không nề hà sớm tối tận tâm chăm sóc.

Chàng học trò thương vợ vất cả lại nghĩa chắc mình không qua khỏi nên đã mấy lần lựa lời khuyên vợ để mặc chàng với số phận. Nhưng người vợ nhất định không nghe mà càng thương yêu chàng hơn. Thấy ai mach ở đâu có thuốc hay hay thầy thuốc giỏi, nàng lại lặn lội tìm đến nơi. Khó khăn  mấy nàng cũng không ngại, chỉ một mực mong sao chữa được bệnh cho chồng.

Một hôm nàng phải đi xa cắt thuốc, khi trở về thì chàng học trò đã bỏ nhà ra đi, chỉ để lại một bức thư vẻn vẹn có mấy chữ: “Nàng hãy quên ta đi và tìm người tử tế để nương tựa”.

Người vợ khóc lóc vội bỏ đi tìm chồng, ròng rã mấy tháng trời ngược xuôi khắp nơi nhưng nàng vẫn không thấy bóng dáng chàng đâu. Nghe nhiều người nói rằng chàng đã quyên sinh, nàng không tin lời đòn thổi ấy, vẫn mỏi mắt ngóng trông chồng.

Suốt mấy năm trời đằng đẵng nàng tìm kiếm đợi chờ vẫn không thấy chồng trở về. Cuối cùng nàng đành lập bàn thờ để hương khói cho chồng.

Thấy nàng xinh đẹp và hiền thục, nhiều chàng trai muốn được kết tóc xe tơ nhưng nàng đều từ chối nguyện ở vậy thờ chồng.

Nhưng có một người con trai quá yêu mến nàng nên kiên trì theo đuổi một hai xin được cưới nàng. Do cảm tấm tình của người con trai, lại thêm mọi người xúm vào khuyên nhủ nàng đành nhận lời đi bước nữa.

Cuộc sống mới của nàng cũng rất ấm êm, hạnh phúc. Chồng nàng là con nhà gia giáo, chàng chuyên cần sớm khuya đèn sách mong lập được công danh.

Nhờ có được người vợ hiền, việc học hành của chàng ngày một tấn tới. Ít lâu sau chàng thi đỗ tiến sĩ và được bổ làm quan án sát Sơn Tây. Vợ chàng lại sinh được hai cậu con trai kháu khỉnh, ngoan ngoãn và khỏe mạnh.

Nhà quan án sát tuy không giàu nhưng luôn thuận hòa. Quan là người thanh liêm chính trực nên ông rất được dân chúng mến yêu, tin cậy.

Còn người chồng cũ của quan bà từ khi trốn vợ bỏ nhà ra đi cứ lang thang nay đây mai đó, sống bằn nghệ bị gậy. Mặc cho bệnh tật hoành hành, chàng chỉ mong đi được càng xa càng tốt. Chàng không muốn trở về, không muốn vợ mình phải khổ vì mình. Chàng lê tấm than lang bạt đến vùng Sơn Tây, đúng lúc có cuộc phát chẩn, chàng lần mò tìm tới.

Chàng đến gần tốp lính đang luôn tay phát chẩn và nói với họ:

Tôi tàn tật lại không nhà không cửa, không nồi niêu nên muốn xin các ngài ít tiền cho tiện.

Quan án sát nghe mấy người lính bảo rằng có người đến lĩnh chẩn nhưng không nhận gạo mà cứ muốn xin tiền, ông lấy làm lạ nên bèn gọi vào. Sau mấy câu trò chuyện biết người kia vốn là học trò, chữ nghĩa tinh thông, quan thương lắm. Ông lấy tiền ra cho và ngỏ ý muốn giúp đỡ nhưng người kia chỉ xin chút ít tiền rồi từ tạ đi ngay.

Hôm ấy về dinh, quan án kể cho vợ nghe về người ăn mày, bà ngờ ngợ nghe chồng tả lại hình dáng người kia. Nàng ra chợ dò hỏi tung tích người ăn mày rồi nhờ người đưa đến chỗ anh ta tá túc. Vừa nhìn thấy bóng dáng người ấy nàng giật mình sững sờ nhận ra chồng cũ.

Trở về nhà, nàng lựa lời xin quan án giúp đỡ chàng ăn mày. Vốn đã có cảm tình với chàng học trò có tài mà bất hạnh, quan án bằng lòng ngay. Ông cho dựng một nếp nhà nhỏ để đón chàng học trò về ở, lại còn sai lo thuốc thang ăn uống cho chàng tử tế. Vợ quan án mừng lắm thỉnh thoảng nàng còn sai người đem thêm quần áo, sách vở cho chàng. Nhưng chàng cũng không lộ cho chồng biết mọi chuyện và cũng không bao giờ cho chàng học trò gặp mặt.

Một hôm thức dậy lấy nước rửa mặt, chàng học trò giật bắn người khi thấy trong chum có một con rắn trắng bị chết từ bao giờ.

Thật không ngờ một thời gian sau, những vết lở loét trên người chàng học trò tự nhiên biến mất. Căn bệnh quái ác hành hạ chàng bấy lâu dần dần khỏi hẳn. Chàng trở lại khỏe mạnh và tuấn tú như xưa. Chàng học trò vui mừng khôn xiết vội xin với quan án cho mình được tiếp tục theo việc học hành. Vốn thông minh lại cần cù nên chỉ trong một thời gian ngắn chàng đã quyết tâm lều chõng đi thi.

Khoa thi năm ấy, chàng học trò đã đỗ tiến sĩ. Nghĩ đến người vợ hiền ở quê nhà đã vì mình mà chịu cực khổ, ông tiến sĩ nóng lòng mong sớm đến ngày được vinh quy bái tổ. Vợ quan án nghe tin chàng học trò đỗ đạt thì vừa vui mừng, vừa đau khổ. Nàng luôn nghĩ mình đã có lỗi với cả hai ông tiến sĩ.

Một hôm nàng viết một bức thư dài kể hết nỗi lòng của mình cho quan án biết rồi nàng lo cắt đặt việc nhà đâu đó và dặn dò hay con trai cặn kẽ mọi điều. Sáng sớm hôm sau, nàng gạt nước mắt bỏ nhà ra đi. Nàng đi mãi, đi mãi đến khi gặp một ngôi chùa nhỏ mới chịu dừng chân. Và cũng từ đó không ai còn gặp bà quan án nữa.

6. Sự tích đầm Nhất dạ và bãi Tự Nhiên

Vua Hùng Vương thứ ba có một nàng công chúa rất xinh đẹp. Người ta nói thuở mới lọt lòng, nàng được các bà tiên tô điểm, nên về sau mới có nhan sắc như thế. Vì vậy vua đặt tên là Tiên Dung. Vua Hùng là người hay nuông con. Đối với Tiên Dung vua lại càng yêu chiều, muốn gì được nấy.

Nhưng công chúa Tiên Dung chỉ có mỗi một sở thích là đi chơi mọi nơi trong nước. Vua phải sắm cho nàng một chiếc thuyền rất xinh, có đủ mọi người hầu hạ và mọi thức ăn cần dùng. Mỗi năm vào khoảng cuối mùa xuân, chiếc thuyền công chúa bắt đầu xuất phát. Cho đến lúc những con chim hậu điểu bay từng đàn ở phía Bắc sang thì công chúa mới trở về nơi cấm cung. Cũng có lúc công chúa quá vui quên cả về, làm cho vua lo lắng. Năm nàng mười tám tuổi, từng có một vài hoàng tử ở các nước láng giềng ngỏ ý muốn được kết duyên nhưng công chúa nhất thiết từ chối. Nàng nói với vua Hùng trong một bữa tiệc:

– Cha à! Con sẽ không lấy chồng đâu!

Hồi đó ở Chử-xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát.

Không may một hôm trong khi cha con đi câu vắng, ở nhà lửa bèn cháy sạch chả còn tý gì. Hai cha con chỉ còn một bộ đồ nghề và mỗi một chiếc khố vải đang mặc. Chiếc khố độc nhất ấy dùng để làm vật che thân cho cả hai mỗi lần ra ngoài. Khi người này mang khố thì người kia phải chịu khó cởi truồng nằm co để đợi đến lượt mình.

Cha con nhà họ Chử hết nạn này đến tiếp nạn khác, Chử Cù Vân thiếu áo, không chịu được lạnh dần dần sinh bệnh. Bệnh của ông mỗi ngày một nặng. Trước còn gắng gượng đi câu được nhưng sau nằm liệt nhà. Một hôm biết mình sắp chết,ông gọi con lại dặn dò mọi việc. Qua hơi thở phều phào ông nói: “Có mỗi một chiếc khố… con giữ mà mặc cứ chôn trần là được rồi”. Nhưng thằng bé Chử – sau này người ta gọi là Chử Đồng Tử – rất thương cha, không muốn người cha chết lạnh lẽo. – “Rồi ta sẽ cố kiếm nhiều cá để đổi lấy cái khố khác!”. Nghĩ thế, anh quyết định dùng chiếc khố độc nhất đó cuốn cha lại từ đầu đến chân rồi chờ đến nửa đêm, anh đưa đến cồn cao rồi vùi lại.

Từ đó không có cái gì để che thân, Chử Đồng Tử phải làm việc ban đêm. Cứ chiều hôm khi không còn trông rõ mặt người nữa, anh bắt đầu ra bãi câu cá. Cho đến mờ sánh anh sẽ lội ngập nửa người, lần mò đến bến đổi cá cho thuyền buôn lấy gạo. Thế rồi lại lội đến bến vắng người, lén về lều của mình nấu ăn và ngủ một giấc đến chiều mới dậy. Rồi lại ăn uống và chuẩn bị đi câu nữa. Đồng Tử đã sống cuộc đời lén lút như thế đã hơn hai năm. Có lúc anh câu được nhiều cá, lúc ít cá không chừng, cũng có lúc không câu được gì cả đành men theo thuyền cá xin ăn. Nhưng chẳng có lúc nào câu được một số cá đủ để đổi lấy một cái khố cả.Vì thế anh cứ chịu trần truồng mãi. Một hôm, Đồng Tử mang cá đi đổi gạo thì chợt có tiếng huyên náo. Mọi người kháo nhau có thuyền của Công chúa sắp tới địa phương. Từ đàng xa, chiếc thuyền sơn hiện ra mỗi lúc một lớn, có quân gia cờ quạt, chiêng trống đàn sáo vang rộng cả một khúc sông. Thấy mọi người đổ ra đường, ra bến đi xem rất đông, Chử Đồng Tử bí lối không về được, Anh đành rúc vào một bụi lau ở bãi rồi bỗng nghĩ ra một kế giấu mình kín hơn là bới cát thành một huyệt rồi nằm xuống, tự vùi mình lại

Giữa lúc đó thì Tiên Dung sai cắm sào rồi bỏ thuyền lên bộ. Tự nhiên công chúa có ý muốn tắm. Theo lệ thường, người ta quây màn lại một chỗ kín đáo trên đất rồi đun nước thơm vào để công chúa dùng.

Không ngờ chỗ mà bọn thị tỳ quây màn hôm nay lại chính là chỗ mà Đồng Tử vùi mình dưới đó. Anh nằm dưới đất chả biết gì hết, chỉ nghe có tiếng nện, tiếng chân người giẫm thình thịch và tiếng nước dội rào rào. Cho đến lúc anh toàn thân ướt đẫm cả nước. Rồi chỉ một lúc sau, dòng nước dội hẳn vào người anh. Biết là bại lộ. Đồng Tử ngượng ngùng ngồi nhổm dậy. Công chúa xiết bao kinh ngạc, khi thấy có một người lạ cũng trần truồng như nàng trong màn. Thoạt đầu, Tiên Dung tưởng là ma quái, toan la lên để bọn quân hầu vào cứu, nhưng thấy người con trai đó chẳng có chút gì là độc ác, nên nàng cố trấn tĩnh, ôn tồn bảo:

– Ngươi là ai? Tại sao lại vùi mình ở đây? Nói mau!

Nghe người trai lạ kể nông nỗi của mình, công chúa rơm rớm nước mắt. Nàng không ngờ trong đất đai của cha nàng trị vì lại có hạng người đói khổ đến nỗi không có lấy một mẩu vải che thân.

Cảm lòng chí hiếu của người con trai trước mặt, Tiên Dung nói một mình: – “Những người thế này chưa chắc bọn con trai trong thiên hạ đã sánh kịp!”. Bỗng chốc nàng đưa gáo cho Đồng Tử:

– Thôi anh tắm rửa rồi đi nhé. Lạ thật! Chắc có trời!

Bọn thị tỳ và lính tráng hôm đó rất lấy làm sửng sốt vì thấy từ trong màn bước về thuyền không phải chỉ một mình công chúa mà là hai người và người thứ hai lại không phải là nữ mà là một chàng trai khỏe đẹp. Nàng bèn sai lấy một bộ võ phục của một viên quan hầu cho Đồng Tử mặc. Bấy giờ trước mặt mọi người, công chúa thẳng thắn kể cuộc gặp gỡ kỳ dị lúc nãy rồi nói:

– Người này sẽ là chồng tôi!

Nghe thế. Chử Đồng Tử đỏ mặt:

– Tôi không dám, không dám.

Nhưng Tiên Dung bảo:

– Tôi vốn không có ý định lấy chồng. Nay tình cờ gặp gỡ thế này chắc có Trời xui.

Tất cả đều theo ý Tiên Dung. Duy có hai viên quan hầu và một số thị tỳ, lính tráng không cho là cuộc phối hợp tốt đẹp. Nhưng thấy công chúa táo bạo lại thường được vua chiều chuộng cho nên cuối cùng họ cũng không dám cản. Và rồi hôn lễ cử hành ngay trên sông, có một số bô lão địa phương tới dự.

Nhưng khi tin bắn về cung, vua Hùng không ngăn được cơn giận dữ. Vua bảo quần thần:

– Thà nó không có chồng còn hơn. Thực là đốn mạt! Tại sao nó không chịu hỏi ta. Thôi từ nay nhất thiết cấm cửa. Hễ nó vác mặt về Phong-châu thì cho phép Lạc tướng chém chết trước, tâu sau.

Thuyền của Tiên Dung vừa nhổ neo ra về thì một người em gái của nàng đã lên sai một người đầy tớ trung thành, hỏa tốc báo tin không hay đó cho nàng biết. Nàng nhận tin với một vẻ lo ngại. Nàng đã biết tính vua cha khi thương thì thương rất mực mà khi giận cũng có thể đang tay được. Hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc. Cuối cùng, nàng hội họp tất cả những người dưới quyền mình lại rồi nói rõ ý định:

– Vua cha nay không thương ta nữa. Vậy vợ chồng ta quyết định không về. Cho các ngươi được về với cha ta và về với bà con làng nước.

Hai vợ chồng từ đó sống một cuộc đời mới. Họ giao thiệp với các thuyền buôn nước ngoài vẫn thường ghé vào để bán hàng và cất hàng. Công cuộc buôn bán của họ mỗi ngày một khá. Chỗ bến sông ấy dần dần trở thành một cái chợ quyến rũ được nhiều người.

Một hôm, Đồng Tử mang vàng theo một khách buôn lớn định ra nước ngoài mua hàng tận gốc để kiếm một số lãi to.

Họ dong buồm đi về phương Nam. Chỉ trong năm ngày đến một ngọn núi giữa biển, gọi là núi Quỳnh-viên, thuyền dừng lại lấy nước ngọt.

Đồng Tử bước lên đất rồi vui chân, anh trèo mãi lên tận đỉnh đảo. Đang say sưa ngắm cảnh, bỗng nhiên Đồng Tử thấy một cái am nhỏ. Trước am có một đạo sĩ ngồi định thần trên một phiến đá. Anh bước tới toan cất tiếng thì người kia đã hỏi trước:

– Thằng bé Chử! Sao lại muộn thế?

Biết là bậc thần dị, anh phủ phục xuống cạnh người người lạ, xin làm đồ đệ.

Khi bọn lái buôn đến am tìm Đồng Tử thì anh trao tất cả vàng cho họ và nói:

– Các bác cứ cầm lấy mà buôn bán. Tôi sẽ ở đây cho đến khi thành đạo.

Đồng Tử hiểu đạo rất chóng. Sư phụ còn dạy cho anh nhiều phép mầu nhiệm. Cho đến khi chiếc thuyền buôn trở lại đón, thì anh được sư phụ trao cho một chiếc gậy và một cái nón và bảo:

– Thế là con có thể hạ sơn được. Ta giao cho con những vật này. Tất cả sự linh diệu đều ở đó cả.

Bước xuống thuyền, Đồng Tử không ngờ số vốn của mình hồi trước giờ đây người ta đã làm nảy nở gấp mười. Nhưng nhìn những thoi vàng sáng chóe, anh không thấy thích thú như xưa. Những câu chào hỏi, những lời bàn bạc tính toán nhao nhao của các bạn buôn bấy giờ đối với anh đều nhạt nhẽo.

Về đến nhà, Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Cũng như chồng, Tiên Dung học đạo rất chóng. Thế rồi một hôm, hai vợ chồng đem tất cả gia sản của mình phân phát cho những người nghèo khổ trong vùng. Mọi người đều lấy làm lạ khi thấy hai vợ chồng công chúa bỏ sự làm ăn đang thịnh để ra đi, không biết là đi đâu.

Hai vợ chồng ngày đêm nghỉ cốt tìm thầy học đạo thêm nữa. Một hôm, trời đã tối, họ đi mãi, rất mệt nhưng vẫn chưa gặp một cái quán nào. Chỗ này không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Cuối cùng họ nghỉ lại trên bãi cỏ. Đồng Tử cắm gậy của mình xuống đất rồi úp nón lên che sương. Canh ba đêm hôm đấy, bỗng có tiếng chuyển động dữ dội. Thế là phút chốc họ không phải nằm trên bãi cỏ nữa mà nằm trên một chiếc giường ngọc trong một tòa lầu chăn gối êm dịu như nhung. Quần áo của họ mặc là thứ quần áo mầu, lấp lánh như vảy bạc.

Khi ra dãy hành lang có bao lơn trắng như tuyết, hai vợ chồng mới biết không chỉ có một nhà mà có rất nhiều nhà, nhiều lầu. Ngoài xa xa lại có một bức thành dày ôm lấy khu vực này. Đến đâu cũng có người hầu hạ và quân lính canh gác. Họ ăn bận nhiều mầu nhiều kiểu rất đẹp. Tiên Dung hỏi hai thị nữ:

– Đây là chốn nào?

Họ đáp:

– Đây là giang sơn riêng của công chúa như lời ước muốn của người.

Khi hai vợ chồng bước tới chính đường thì một viên quan từ trong tiến ra, giơ cao một mớ sổ sách, quỳ chào họ:

– Xin dâng lên công chúa tất cả mọi vật ở đây!

Hai vợ chồng cùng giở ra xem thì thấy trong đó kê tất cả bao nhiêu lâu đài nhà cửa, bao nhiêu vật dụng linh tinh, bao nhiêu khí giới, v.v… Trong mười gian nhà kho chứa trữ bao nhiêu châu ngọc, vàng bạc, lương thực. Ngoài ra còn kê tên tuổi bao nhiêu viên quan văn võ, bao nhiêu lính tráng, bao nhiêu nô tỳ, v.v… Chồng bảo vợ:

– Thế là từ nay chúng ta làm chủ giang sơn này đây!

Từ đó hai vợ chồng lưu lại vui hưởng một cuộc sống khác trước. Nhân dân quanh vùng nghe đồn hai vợ chồng công chúa có phép tiên xây dựng lâu đài thành quách trong một đêm, nên ai nấy rủ nhau đến xin che chở. Họ lũ lượt mang hoa quả, nếp gạo, gà lợn để làm lễ chào mừng những người chủ mới.

Tiếng đồn thổi mỗi ngày một rộng và sau cùng tới tai Hùng Vương. Mấy tên quân lính do thám về báo cho vua biết nào quân lính đông hàng mấy vạn, nào giáp sắt trống đồng tề chỉnh, nào nhân dân quy phục mỗi ngày một đông, v.v… Chúng quả quyết rằng hai vợ chồng công chúa không có gì hơn là muốn rạch đôi sơn hà với thiên tử.

Hùng Vương từ lâu đã quên Tiên Dung, nay nghe tin báo, tự nhiên lòng giận lại bốc lên bừng bừng. Những lúc như thế mọi người rất lo sợ, người ta thấy các Lạc tướng chuẩn bị ráo riết dường như sắp có một cuộc chiến tranh xảy tới. Trong suốt mười lăm ngày các tay nỏ được lệnh ra sức tập luyện. Trống đồng được dùng báo hiệu liên miên không nghỉ. Trước khi đoàn quân xuất phát, vua Hùng bước ra cửa điện nói với họ:

– Nó từ lâu là giặc, hoàn toàn không phải là con ta. Các người cố gắng lấy đầu của hai tên giặc về đây sẽ có trọng thưởng.

Nghe tin cáo cấp, tất cả các tướng sĩ bộ hạ của Tiên Dung hội nhau định kế chống lại. Một viên tướng đến trình bày với hai vợ chồng:

– Nếu công chúa muốn, chúng tôi có thể tiêu diệt quân địch trong khoảnh khắc.

Tiên Dung lắc đầu bảo họ:

– Không được. Ta đâu dám cự lệnh vua cha?

Chiều hôm ấy, quân đội của Lạc tướng đã hạ trại ở bên kia bờ sông. Bóng cờ đã thấp thoáng trong lùm cây. Bên này sông trong giang sơn của công chúa vẫn chưa có lệnh chuẩn bị. Quân canh trên mặt thành luôn luôn đưa tin mới cho hai vợ chồng. Nhưng họ vẫn thản nhiên tươi cười. Cũng như lệ thường, đêm hôm nay họ vẫn ngủ trên chiếc giường ngọc.

Khoảng canh ba, bỗng có tên quân vào báo tin rằng cầu phao bên địch đã bắc xong và hiện nay họ đang nấu ăn. Hai vợ chồng ngồi dậy cùng hướng mặt trời lên. Thế là một trận bão vụt lên, mỗi lúc một dữ dội. Đồng thời đất chuyển động ầm ầm. Gió xoáy một cách kinh khủng đến nỗi có thể bốc tất cả mọi cái trên mặt đất ném đi một nơi khác.

Sáng hôm sau, nhân dân quanh vùng cũng như quân đội vua Hùng đều thấy một sự lạ chưa từng có. Bão đã tạnh từ lâu nhưng thành quách của công chúa, kể cả cung điện, nhà cửa, quân gia, súc vật, đồ dùng đều bay đâu mất cả không còn sót một tý gì. Giữa đó một cái đầm rộng mênh mang, đầy nước trắng xóa. Duy chỉ có cái nền cung của hai vợ chồng công chúa thì vẫn còn. Người ta gọi cái đầm ấy là đầm Một-đêm (Nhất-dạ) và cái nền ấy là bãi Tự-nhiên. Về sau trên cái nền ấy, người ta có lập miếu thờ hai vợ chồng Chử Đồng Tử.

7. Gốc Tích Tiếng Kêu Của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa Và Chuột

Xưa Cò, Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa ăn ở với nhau như anh em một nhà. Chúng nó sống một cuộc đời sung sướng và hòa thuận. Con nào con ấy đều có nhà cửa, ruộng đồng riêng, nhưng mỗi khi kiếm được món gì ngon như mớ cá, rổ tép… trong đồng của mình thì chúng thường chia nhau ăn rất vui vẻ, tử tế.

Không ngờ một ngày kia chúng nó rủ nhau đánh bạc. Trước còn đánh một đồng, hai đồng nhưng sau ăn thua lớn. Trong cuộc bạc hôm ấy, Cò vơ tất cả. Cuối cùng cả mấy con kia phải vay nợ của Cò để gỡ gạc, nhưng chúng chỉ “gỡ vào” mà thôi. Hơn nữa, Cò âm mưu với Chuột viết vào văn tự nhiều hơn số tiền bọn họ đã vay. Vì không biết chữ, không ngờ bị Chuột làm gian nên hầu hết tài sản của Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa đều thuộc về tay Cò cả.

Thua cay hơn hết là Đa đa. Cờ bạc đến lúc “khát nước” nó bèn đánh những tiếng rất táo bạo. Vì thế, đến lúc phủi áo đứng dậy, Đa đa đã gán hết từ ruộng đồng cho đến nhà ở của mình cho Cò. Ngay buổi sáng hôm sau, Đa đa trần như nhộng, phải bán xới đi kiếm ăn ở miền núi cao. Dủ dỉ không thua quá nhiều như Đa đa. Nhưng Chuột đã chơi cho nó một vố khá đau. Trong văn tự, Chuột đã viết là Dủ dỉ sẽ gán tất cả phần đồng điền của nó nếu quá hạn không trả được nợ.

Vì thế đến hạn, Dủ dỉ mất hết cả ruộng đồng, chỉ còn lại cái nhà ở. Từ đó nó phải ngày ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn rất cực khổ.

Còn Vạc chỉ thua có ba mươi quan. Nhưng khi nhờ Chuột làm giấy hộ, Chuột đã viết con số ba thành con số chín. Cho nên cuối cùng Vạc cũng mất gần hết phần ruộng đồng của mình cho Cò. Nhưng Vạc vốn không sợ Cò. Không dám kiếm ăn công khai thì Vạc ta lại kiếm ăn lẩn lút trên đồng đất của Cò. Đêm đến, chờ khi Cò về nhà nghỉ ngơi, Vạc mới mò ra đồng ăn trộm con tôm cái tép. Nhờ thế cũng đủ sống qua ngày.

Riêng Cộc cũng thua cháy túi như Đa đa. Cuối cùng vốn liếng còn lại chỉ mười quan định để dành đong gạo, nhưng máu mê cờ bạc xui nó đánh luôn một tiếng vào cửa lẻ. Khi mở bát ra thì bốn đồng tiền trắng xóa làm cho Cộc sững sờ, rồi ngất đi. Cho đến khi những con khác gào vào tai: “Thua rồi, ớ Cộc!” thì nó mới tỉnh dậy, và vì xấu hổ quá nên đâm đầu chạy miết, không ngoái cổ lại.

Còn Cò nhờ cuộc bạc hôm ấy lại nhờ khóe gian của Chuột, nên làm chủ đồng ruộng mênh mông. Hàng ngày nó bay hết đồng này sang đồng khác ăn uống thỏa thích. Từ đó, dòng dõi của Cò thong dong đi lại kiếm ăn ban ngày. Người ta bảo “ruộng cò bay thẳng cánh” là thế. Trên đầu nó có mấy cái lông “seo” người ta vẫn gọi là “cò văn tự”, để chỉ những khế tự giấy tờ của nó mang theo luôn luôn bên người.

Dòng dõi Vạc thì chờ lúc tắt mặt trời mới rúc ra khỏi bụi tre và kêu luôn mồm: “Thua một vác! Thua một vác!”. Trời chưa sáng, chúng nó đã lò mò về tổ, chỉ sợ dòng dõi nhà Cò bắt gặp.

Dòng dõi của Dủ dỉ thường kêu những tiếng ai oán: “Đông Tây tứ chi bán hết! Mần như ri cực cực! Mần như ri cực cực!”.

Dòng dõi nhà Đa đa thì không dám trở về quê hương đồng ruộng nữa. Tuy thế, chúng nó vẫn kêu lên những lời tỏ ý tiếc nhớ đời sống sung sướng ở đồng ruộng của cha ông chúng ngày trước: “Tiếc rổ tép đa đa! Tiếc rổ tép đa đa!”.

Dòng dõi Cộc thì thỉnh thoảng lại gào lên mấy tiếng: “Thua rồi, ớ Cộc!” rồi đâm đầu xuống nước, lặn một mạch thật xa mới trồi đầu lên tìm chỗ vắng mà đậu.

Còn chuột, người ta bảo trong việc làm gian lận nói trên, nó chả được lợi lộc gì cả. Dòng dõi của nó ngày nay sống trốn tránh lẩn lút chỉ sợ con cháu Vạc và Dủ dỉ báo thù. Miệng vẫn kêu mấy tiếng: “Chín chục! Chín chục!”.

Tục ngữ có câu:

Con vạc bán ruộng cho cò,

Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm.

Hay là:

Vạc sao vạc chẳng biết lo,

Bán ruộng cho cò, vạc phải ăn đêm.

8. Sự tích trái Thơm (quả dứa)

Huyền Nương là tên một cô gái mười lăm, không thích làm những việc bếp núc, thêu thùa vá may, tối ngày chỉ lo ca hát không để ý vào việc gì. Mẹ nàng là một góa phụ không mấy giàu sang, lại có tính chanh chua soi mói thiên hạ nên người trong làng ít ai có thiện cảm với mẹ con Huyền Nương.

Thình lình mẹ Huyền Nương lâm bệnh nặng nằm một chỗ, Huyền Nương phải thay mẹ vào trong bếp nấu cháo, nấu nước cho mẹ. Khỗ nỗi, ngày thường không để ý chi đến mọi việc trong nhà, nên lúc vào bếp, Huyền Nương lúng túng không biết vật nào để ở đâu, và phải làm thế nào. Vì vậy, chốc chốc Huyền Nương lên tiếng hỏi:

– Mẹ ơi, gạo để đâu? Mẹ ơi, cục đá để đánh lửa mẹ để đâu?

– Mẹ ơi, nước đổ vào nồi như vậy vừa chưa. Mẹ ơi, cái gàu múc nước mất rồi …

Đang ốm, lại bị kêu gọi từng chập, người mẹ Huyền Nương lấy làm bực mình lắm, nên nói lẫy:

“Mẹ ước gì con có thật nhiều mắt để con kiếm những đồ dùng đặng khỏi kêu nheo nhéo suốt ngày làm chói cả tai”.

Huyền Nương cắc cớ hỏi:

– Bộ mẹ không thương con hay sao?

Người mẹ chanh chua càu nhàu:

– Thương cái nổi gì, nếu không có con cũng không sao.

Tức thì giữa thinh không có tiếng nói khàn khàn:

– Lời ước của người mẹ không biết thương con sẽ thành sự thật.

Người mẹ kinh sợ, nhìn sau trước không thấy ai thì sinh nghi, bà liền gượng đứng dậy đi xuống bếp tìm Huyền Nương, nhưng không thấy nàng đâu nữa. Bà sợ sệt đi thẳng ra vườn cất tiếng gọi: “Huyền Nương! Huyền Nương!” Không một tiếng trả lời. Bà rên rỉ: “Trời ơi! Huyền Nương đâu mất rồi”.

Bà đi đến cuối vườn, bỗng bà nhận ra đôi hài cỏ của Huyền Nương nằm cạnh một bụi cây vừa trổ sinh một trái rất kỳ lạ, mình dài mà tròn có nhiều mắt bao bọc xung quanh, tỏa mùi thơm thoang thoảng.

Đôi mắt bà sáng lên, tay nắm lấy đôi hài, tay sờ vào trái lạ, tự nhiên nước mắt ứa trào ra, bà than thở:

– Huyền Nương! Mẹ đã hiểu vì sao rồi.

Sau tiếng than của bà, nhiều tiếng khóc nỉ non từ trong lòng trái lạ vẳng lên. Da trái đang xanh, hứng phải nước mắt và tiếng khóc than của người mẹ dần dần ửng vàng.

Ngày xưa, người ta gọi thứ trái lạ này là trái Huyền Nương, nhưng dần dần đổi lại là trái thơm.

9. Quân tử

Ngày xưa, có một anh chàng nghèo sống một thân một mình. Anh thường ăn ở nhân đức với mọi người, lòng nhân đức của anh còn ban phát đến cả giống vật. Bởi thế người ta quen gọi anh là Quân tử.

Trong nhà có bao nhiêu của nả, anh lần lượt đem ra giúp đỡ cho người nguy kẻ khó, còn mình thì sống rất đạm bạc. Một hôm, gần ngày kỵ cha, Quân tử có để dành được mấy bát gạo nếp và một con gà để làm giỗ. Có một con chuột quen mui ăn vụng, hôm ấy chui vào hũ gạo, bất đồ bị anh chộp được. Anh bảo chuột:

– Chuột ơi! Nhà tao nghèo, chỉ có từng ấy gạo nếp để làm giỗ cha. Mày đi tìm những thứ khác mà ăn. Đừng có ăn vụng của tao tội nghiệp!

Nói đoạn thả chuột ra.

Tối lại, có con cáo lẻn vào bắt gà, nhưng chưa kịp lọt ra khỏi chuồng thì đã bị Quân tử nắm lấy gáy. Cáo nằm chờ chết thì đã nghe Quân tử nói:

– Cáo ôi! Nhà tao nghèo lắm chỉ có con gà dành cho ngày giỗ cha. Mày hãy thương tao đi kiếm ăn nơi khác, đừng có bắt mất gà tao, đến ngày ấy biết lấy gì mà cúng.

Nói đoạn cũng thả cáo ra. Cáo được phóng thích lủi một mạch.

Đến ngày giỗ cha, Quân tử đồ xôi luộc gà, thắp hương đèn sửa soạn vào làm lễ, thì một chú ruồi đánh hơi bay đến đậu vào cỗ xôi đánh chén thỏa thích. Nhưng Quân tử đã nhanh tay quơ được. Bị kẹt chặt, ruồi ta hết đường giãy giụa, chắc là khó thoát cái chết. Nhưng rồi ruồi cũng may mắn được thả ra sau khi nghe những lời của Quân tử:

– Cỗ xôi của ta dâng cúng lên cha mẹ, sao mày lại hỗn hào dám đến ăn trước. Mày hãy đi đi, có gì chốc nữa lại tới.

Tiếng đồn về lòng nhân đức của Quân tử vang khắp nơi. Buổi ấy nhà vua đang muốn kén chọn người tài đức để gả công chúa. Nghe tin đồn về Quân tử, vua bèn sai quan quân đi triệu về kinh. Nhưng khi gặp mặt Quân tử, thấy anh ăn nói không được lễ phép thì vua không được hài lòng. Để tiện từ chối, vua bèn phán:

– Ta vui lòng gả công chúa cho nhà ngươi, nhưng nhà ngươi cũng phải có một mâm vàng làm sính lễ mới được.

Nghe vậy Quân tử lủi thủi trở ra, tin rằng không có hy vọng làm phò mã. Ngày hôm sau anh đi dạo rừng, mặt buồn rười rượi. Bỗng anh gặp con cáo ngày nọ chạy ngang trước mặt. Nó hỏi anh vì sao mà buồn. Quân tử bèn kể chuyện đầu đuôi cho cáo nghe. Nghe xong, cáo nói: – Thế thì cứ đi theo tôi, tôi sẽ mách cho một chỗ có vàng.

Quân tử lần theo chân cáo tiến vào một hang sâu. Trong một góc hang có bày một dãy ba cái hũ. Giở nắp ra anh thấy toàn vàng bạc, châu báu. Anh cảm ơn cáo, rồi chuyển ba cái hũ về, và ngày hôm sau anh đã cho người đội mâm vàng vào cung dâng vua. Vua không ngờ anh lại có đủ vàng làm sính lễ, đành phải y ước gả. Nhưng vua vẫn chưa vừa lòng. Cho nên đến ngày cưới, vua gọi anh vào cung, phán:

– Ở đây có mười mâm cỗ, trong đó có một cỗ Tơ hồng dành cho ngươi và công chúa. Nhà ngươi hãy chọn đúng mâm cỗ ấy mà ngồi. Nếu ngồi vào mâm cỗ khách thì ta sẽ coi như khách.

Quân tử nhìn vào thấy mười mâm cỗ giống nhau như hệt, không biết nên ngồi vào đâu. Trong khi đang bối rối thì chàng đã nghe tiếng ruồi vo ve bên tai:

– Tôi đã chịu ơn trước đây, nay xin giúp để đền ơn. Hễ tôi sà vào mâm nào thì anh cứ ngồi vào mâm ấy.

Nghe nói thế, Quân tử yên tâm. Sau đó anh ung dung bước vào mâm cỗ có con ruồi đậu. Vua thấy anh ngồi vào đúng cỗ Tơ hồng thì ngạc nhiên, nhưng vua vẫn còn bắt anh chịu thử thách lần nữa chứ chưa thôi. Sau khi yến tiệc xong, đến giờ động phòng hoa chúc, vua phán bảo: – “Nhà ngươi hãy tự đi tìm buồng của công chúa mà vào, nếu vào không đúng buồng thì chịu vậy”.

Lại một lần nữa Quân tử lấy làm bối rối vì cả một dãy buồng đóng kín, buồng nào buồng ấy cửa lớn cửa sổ cũng đều ngăn ngắt, phía ngoài treo đèn kết hoa y hệt như nhau. Trong khi chưa biết làm thế nào thì con chuột ngày nọ đã bò tới nói nhỏ:

– Tôi vẫn nhớ ơn anh tha chết cho tôi ngày nọ. Anh cứ đi theo tôi, tôi chạy vào buồng nào thì đúng là công chúa ở đấy.

Quả nhiên khi Quân tử mở cửa buồng vào thì đã thấy công chúa tươi cười bước ra đón.

Thấy cả ba lần anh đều thắng cuộc, vua đành vui lòng nhận anh là phò mã. Khi vua chết, Quân tử được các quan đưa lên ngôi vua.

10. Ai mua hành tôi, thời thương tôi với

Ngày xưa ba anh em nhà kia, nghèo quá, nghèo đến nỗi bố chết, không góp đủ tiền mua nỗi chiếc áo quan cỗ tạp.

Ba anh em phải bó di hài bố vào trong một cái chiếu cũ rồi chờ tối khuya mới dám đốt đuốc vác mai khiêng bố ra đồng, vì chôn ban ngày ban mặt sợ làng xóm trông thấy người ta chê cười.

Tha ma thì xa, mà ba anh em thì cùng đói cơm, gầy còm, ốm yếu nên đi được một quãng lại phải đặt bố xuống để thở.

Một lát sau, anh Cả khiêng đằng đầu vui mừng bảo anh Hai và anh Ba:

– Thầy linh thiêng quá, hai chú ạ, thầy thấy chúng ta yếu đuối nên nhẹ bỗng hẳn đi, tôi tưởng như khiêng chiếu không thôi, chú ạ.

Anh Hai khiêng đằng chân cũng cười, nói:

– Ờ nhỉ, như không có gì nữa, bác ạ.

Còn người em út cầm đuốc thì chẳng nói gì, cứ việc nhẩn nha rọi đường cho hai anh đi.

Kỳ thực thì không phải vì người chết linh thiêng mà vì cái thây đã rơi tụt xuống đất từ lúc nào, nhưng hai người khiêng mệt nhọc quá nên chẳng biết gì cả.

Thế rồi ba anh em đi đến tha ma đào huyệt chôn bố nghĩa là chôn cái chiếu không có xác bố nằm trong.

Lúc trở về, một cơn gió mạnh làm tắt mất đuốc. Nhưng không sao, đường trong làng ba anh em đã quen thuộc lắm, lần mò mà đi cũng được. Bỗng người em út vấp phải một vật răn rắn, bèn cúi xuống sờ soạng rồi kêu to bảo hai anh:

– Cái thây ma hai anh ạ. Lạnh quá đi mất thôi.

Hai anh cùng xuống rờ:

– Ưø, cái thây ma thực?

Giá đuốc không tắt thì ba người đã nhận thấy cái thây ma đó chính là bố mình.

Anh Cả ngậm ngùi bảo hai em:

– Chả biết ai mà lại chết đường chết xá thế này nhỉ!

Anh Hai cũng buồn rầu nói:

– Chắc người ta ngộ gió, xa cửa xa nhà nên mới chết bỏ xác ở giữa đường như thế này.

Anh Ba bàn:

– Thương hại quá nhỉ! Hay anh em ta chôn làm phúc?

– Phải đấy! Chôn làm phúc.

Tức thì ba anh em xúm lại khiêng cái tử thi, rồi chôn vùi ở một cái gò nhỏ bên đường.

Chiều hôm sau ba anh em ra đồng viếng mộ thấy mả bố vẫn dẹt đét, còn mả của ai bên đường không biết thì mối xông đùn lên cao ụ. Ba người cũng không ngờ rằng đó là mả mình chôn làm phúc tối hôm trước vì đêm khuya không đèn không đóm chôn vội chôn vàng thì sáng ra còn nhớ chỗ nào vào chỗ nào nữa…

Đêm hôm ấy anh Cả thấy con rồng vàng về báo mộng rằng:

-“ Ông Cả ơi! Ông để nhầm mả bố ông vào chính giữa hàm tôi, làm tôi đau lắm không chịu được. Tôi van ông, ông chạy đi nơi khác cho. Tôi có bao nhiêu vàng bạc xin biếu ông tuốt, để đền ơn ông.

Sáng dậy anh Cả thấy gian nhà chật hẹp của mình đầy ních những thỏi vàng, thỏi bạc sáng nhoáng. Anh ta vội vàng cất ráo cả đi vào một nơi kín, rồi xăm xăm ra đồng chạy mả bố nhích sang một bên. Anh ta không bàn với anh em, sợ chúng hỏi vặn vì cớ gì mộ cha vừa yên đã chạy ngay như thế. Giấu diếm không xong, mà nói thật lại phải chia bạc cho hai em, rất là không nên.

Nhưng đêm hôm sau, con rồng vàng lại về báo mộng cho anh Hai, vì thật ra anh Cả đã chạy mả bố đâu, anh chỉ mới chôn lại cái chiếu mà anh tưởng có gói thây bố mình. Con rồng vàng về báo mộng rằng:

-“ Ông Hai ơi, ông để nhầm mả bố ông vào chính giữa hàm tôi, làm tôi đau lắm không chịu được. Tôi van ông, ông chạy đi nơi khác cho. Tôi hết cả vàng bạc rồi chỉ còn kim cương châu báu thôi, tôi xin biếu ông tuốt để đền ơn ông.”

Sáng sớm anh Hai mở bừng mắt nhìn ra thấy chói lòe, vì gian nhà chật hẹp, tồi tàn của anh có đầy ánh hào quang rực rỡ tưng bừng của kim cương, châu báu. Anh ta vội cất ráo cả đi vào một nơi thật kín rồi hấp tấp chạy ra đồng đào phắt mả bố lên chôn xích cái chiếu sang một bên, cũng như anh Cả, anh ta tưởng cái chiếu ấy có gói thi thể bố mình ở trong.

Xong xuôi, anh ta trở về nhà hí hửng mừng thầm định bụng sẽ bán kim cương châu báu đi để tậu ruộng thật nhiều, dựng nhà thực đẹp thực to.

Đến lượt anh Ba thấy con rồng vàng về báo mộng vì mả chưa chạy thì hàm nó còn đau. Nó báo mộng rằng:

– “Ông Ba ơi, ông để nhầm mả bố ông vào chính giữa hàm tôi, làm tôi đau đớn lắm không chịu được. Tôi van ông, ông chạy đi nơi khác cho. Tôi hết cả vàng bạc, kim cương, châu báu rồi, chỉ còn mỗi một lọ nước này tôi xin biếu để đền ơn ông. Nước trong lọ quí lắm đấy, sau này ông sẽ dùng được nhiều việc rất lạ.”

Sáng dậy anh Ba không thấy gian nhà chật hẹp tồi tàn của mình đầy ních những thỏi vàng thỏi bạc sáng nhoáng hay rực rỡ tưng bừng ánh kim cương, châu báu. Anh ta chỉ thấy ở giữa nhà có cái lọ sành đóng nút. Bèn đến mở nút ghé mũi ngửi thì, giời ơi! Mùi thơm sực nức xông ra khắp nhà, lại văng vẳng trong mùi thơm có tiếng đàn tiếng địch véo von réo rắt. Anh ta đậy vội nút lại, tức thì tiếng âm nhạc ngừng bặt.

Anh Ba mỉm cười lẩm bẩm:

– Nước quái gì mà lại biết đàn biết hát thế này! Hãy cất đi đã vì con rồng vàng nó bảo sau này dùng được nhiều việc.

Anh ta bèn đặt lọ nước vào cái quang treo lên xà nhà rất là cẩn thận. Rồi nhớ đền lời con rồng vàng nhờ giúp, anh ta vác mai đến bãi tha ma để chạy nhích mả bố ra khỏi hàm nó chẳng nó kêu đau tội nghiệp!

Nhưng cũng như hai anh trước, anh Ba chỉ chôn lại cái chiếu, còn mả bố thì vẫn táng ở hàm con rồng như cũ.

Trong khi anh Ba đi chạy mộ cho cha, thì chị Ba ở ngoài về, trông thấy cái lọ treo lủng lẳng trên xà nhà. Chị ta bật cười nói một mình:

– Lẩm cẩm quá đi mất thôi! Chẳng biết lọ gì mà nó treo lên đây thế này?

Bèn lấy xuống mở nút, rồi chẳng buồn ghé mũi ngửi, chẳng kịp lưu ý đến tiếng địch bay ra, chị ta vội rút tay ra nguyền rủa:

– Rõ nỡm ở đâu á! Tưởng có gì lạ, té ra đựng rặt nước mưa là nước mưa, mà lạnh chết đi được.

Nhưng chị Ba kinh ngạc nhìn bàn tay cổ tay trắng muốt như mới lột da!

– Ôi, nước gì quí thế này!

Chị ta vui sướng quá, bê tấp lọ nước ra sau nhà rồi tắm gội kỳ cọ từ đầu đến chân. Tức thì chị ta trở nên một nàng tiên lộng lẫy, da trắng như ngà, tóc óng như mây, mắt phượng mày ngài, chân tay nhỏ nhắn xinh xẻo.

Liền đấy có một luống hành. Những cây hành được nước tắm ở mình của chị Ba chảy vào gốc, lớn vụt ngay lên, lá dài bằng đòn gánh, củ to bằng cái bình vôi.

Anh Ba ở tha ma về thấy mất lọ nước quý lại nghe có tiếng bì bõm ở sau nhà, liền chạy ra xem. Lúc ấy chị Ba vừa dốc cạn lọ nước. Anh Ba toan mắng vợ nhưng nhìn thấy vợ xinh đẹp quá anh ta lại thôi.

Từ đấy, anh ta chỉ suốt ngày ngồi ngắm nghía vợ chẳng thiết đi làm ruộng, làm nương để kiếm ăn nữa. Vợ trách móc mãi anh ta mới chịu vác cuốc vác cày ra đồng. Nhưng chốc chốc anh ta lại quay về nhà ngắm vợ, chẳng làm nên khoai nên ngô gì cả.

Vợ giận vợ khóc. Anh đâm hoảng, bèn nghĩ ra một cách: anh ta lấy một cái mo cau trát vôi thực trắng, thực mịn rồi vẽ dung nhan vợ lên tranh. Khi ra đồng làm lụng, anh ta cầm cái mo cau ở bên cạnh để mà ngắm nghía ảnh vợ cho đỡ nhớ.

Qua một tháng, vợ mỗi ngày một đẹp thêm, mà cây hành mỗi ngày một lớn hơn. Vợ với hành, anh ta cho là cái khoái nhất trên đời.

Một hôm, anh ta đương trồng ngô, thấy một con quạ cứ sán lăn đến bới, để nhặt những hạt anh ta vừa mới vùi. Anh ta tức mình quá cầm viên gạch lia trúng chân quạ. Nó đau quá kêu ầm lên và bay đi mất. Anh Ba đắc chí cười ha hả. Nhưng chỉ lát sau, con quạ trở lại liền bay xả xuống cướp cái mo của anh Ba: nó đã lập tâm trả thù anh.

Mà nó trả thù được thực. Nó bay tít đến kinh đô, liệng hai, ba vòng trên cung điện nhà vua, rồi chờ khi vua ra sân rồng, nó bỏ rơi cái mo cau xuống. Vua nhặt lên xem thấy có họa dung nhan một người đàn bà cực kỳ xinh đẹp, thì lấy làm kinh ngạc, tấm tắc khen thầm: “Quái! Sao có người đẹp đến thế này!”

Vua bèn hạ lệnh cho đòi thợ truyền thần vào cung để vẽ lại hình người đàn bà đẹp lên trên một trăm cái mo cau khác, rồi giao cho một trăm sứ giả mang theo đi khắp trong nước để tìm cho bằng được người ấy rước về làm cung phi mới nghe.

Chẳng bao lâu sứ giả hỏi thăm lần được nhà anh Ba và bắt nghiến chị Ba đem về dâng vua. Vua sung sướng, cất ngay chị Ba lên chức Tây cung hoàng hậu rồi ban yến tiệc cho bá quan văn võ trong suốt mấy ngày đêm.

Trong khi ấy thì ở gian lều chật hẹp tồi tàn anh Ba nhớ vợ đẹp ngồi khóc y ỷ, chẳng thiết gì đến công việc đồng án nữa. Trông thấy những cây hành lá dài bằng đòn gánh củ to bằng bình vôi, anh ta càng khóc to, và anh ta nghĩ thầm: “Đem bán quách đi thôi, chứ để luống hành lại, mình chỉ tổ nhớ đến vợ!”

Anh ta bèn xếp một gánh nặng trĩu tuy mỗi bên quang chỉ có năm củ hành thôi rồi quẩy đi rao bán:

“ Dọc bằng đòn gánh

“ Củ bằng bình vôi.

“ Ai mua hành tôi

“ Thời thương tôi với!”

Rao mãi chẳng có ai mua, người thường ai dám dùng thứ hành ma quái ấy, anh ta bèn gánh đến kinh đô để bán.

Bấy giờ vợ anh ta đang ở trong cung. Tuy đã lên làm Tây cung hoàng hậu mà chị ta vẫn thường nhớ chồng cũ chẳng sao khuây khỏa được. Hôm mới bị bắt, chị ta gào khóc thảm thiết. Vua phải dỗ mãi chị ta mới nín. Nhưng từ đấy, chị ta như ngây như dại, như câm như điếc và cả ngày chẳng buồn hé môi dù chỉ để mỉm một nụ cười.

Vua thấy thế lấy làm khổ tâm lắm, vì ngài chỉ muốn được ngắm cái cười nghiêng thành của Tây cung hoàng hậu. Ngài đã sai sứ giả đi khắp trong nước bắt hết các vai hề có tiếng về làm trò để Tây cung hoàng hậu xem. Nhưng Tây cung hoàng hậu vẫn chẳng cười. Ngài bèn xuống chiếu truyền rằng:

“ Trong bàn dân thiên hạ, bất cứ người nào hễ làm cho Tây cung hoàng hậu cười một tiếng thì tức khắc được cất lên chức thượng thư”.

Ngày hôm sau, ở khắp các nơi, từ thành thị cho chí thôn quê người ta kéo về kinh đô như nước chảy để tranh giành chức thượng thư. Vì không cần học rộng tài cao, sôi kinh nấu sử chỉ cốt làm hề khéo léo là được nhảy lên ngồi ghế thượng thư ngay thì ai mà không háo hức. Nghe đâu, trong bọn có cả mấy ông trưởng giả giàu xụ gánh tiền nghìn bạc vạn về kinh để toan chạy chọt vì họ tưởng chỉ đút lót quan thái giám trình Tây cung hoàng hậu cười cho một cái là mình thành thượng thư liền.

Song không những Tây cung hoàng hậu vẫn không chịu cười mà nghe bọn kia làm trò hề, ngài lại càng bực mình thêm.

Giữa lúc ấy, ở ngoài phố lanh lãnh có tiếng rao:

“ Dọc bằng đòn gánh,

“ Củ bằng bình vôi,

“ Ai mua hành tôi,

“ Thời thương tôi với”.

Nhận được tiếng chồng, chị vợ sung sướng phá lên cười. Vua cùng văn võ bá quan kinh ngạc, bọn người dự thi trò hề đều thất vọng, thì thấy khi mình nhăn mặt nhăn mũi, khoa chân múa tay, hoàng hậu vẫn không nhích mép, thế mà đến lúc mình không làm gì cả thì tự nhiên ngài lại bật lên cười.

Vua truyền quân lính ra xem ai rao. Tức thì quân lính lôi anh Ba với gánh hành của anh ta vào. Vua mới bảo anh ta rằng:

– Trẫm tốn biết bao công của mà vẫn không làm cho hoàng hậu cười được, nay ngươi chỉ rao mỗi một câu đủ khiến cho hoàng hậu cười rất to rất vui. Vậy ngươi có phép gì lạ thế, tâu ngay với trẫm rồi trẫm ban thưởng cho.

Anh Ba đặt gánh tâu bày:

– Bẩm đức vua, con cũng không biết tại sao bà hoàng hậu nghe con rao lại cười như thế.

Vua phán:

– Vậy ngươi thử rao lại xem nào.

Anh Ba vâng lời đặt gánh lên vai rao to:

“ Dọc bằng đòn gánh,

“ Củ bằng bình vôi,

“ Dọc bằng đòn gánh,

“ Củ bằng bình vôi,

Tức thì vợ anh ta lại cười, cười chảy cả nước mắt nước mũi ra. Và chị chàng chỉ trông thấy mặt chồng cũng đủ vui sướng cười ngất rồi, có cần gì phải chồng rao mới cười. Nhưng vua cứ tưởng củ hành to tướng kia có phép lạ, bèn bảo anh hàng hành:

– Trẫm thử thay đổi quần áo với ngươi xem.

Rồi vua cởi áo trào, cởi xiêm rồng, tháo mũ vàng đưa cho anh Ba mặc và truyền anh Ba lên ngồi trên ngai cùng với Tây cung hoàng hậu, còn mình thì mặc bộ quần áo nâu của anh ta vào người, quẩy gánh hành của anh ta lên vai rồi rao lớn:

Ai mua hành tôi,

Thời thương tôi với

Ai mua hành tôi,

Thời thương tôi với.

Anh hàng hành nghe rao liền quát:

– Tên nào dám hỗn hào gánh hàng vào bán trong cung điện nhà vua. Quân lính đâu đem chặt cổ nó cho ta.

Tiếng dạ ran. Quân lính kéo ồ vào điện anh hàng hành giả hiệu đem chém ngay trước sân rồng không kịp phân giải.

Thế là anh Ba lên làm vua, và vợ anh ta thì làm hoàng hậu.

11. Sự tích cái chổi

Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam.

Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.

Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn có gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của nhà Trời, bà ta không ngần ngại gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỉ.

Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào tiệc. Nhưng giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.

Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm, ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái. Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để…

Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui.

Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng bị đày xuống trần, làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở thiên đình.

Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên đán.

Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà. Người Việt Nam chúng ta có câu đố về cái chổi “Trong nhà có một bà hay la liếm” mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc còn có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi.

12. Sự tích chim hít cô

Ngày xưa, có hai cô cháu ở chung với nhau một nhà. Người cô già, chồng chết từ lâu. Đứa cháu còn bé chừng mười hai tuổi mồ côi cha mẹ. Nhà họ nghèo, chỉ có vài sào ruộng, không đủ sống. Cho nên cô cháu ngày ngày phải đi mò cua bắt ốc hoặc mót hái kiếm ăn. Mấy năm trời được mùa, hai cô cháu tuy không lấy gì làm đầy đủ nhưng cũng sống vui. Ngày ngày cháu theo cô xách giỏ ra đồng, miệng hát có vẻ thích chí.

Nhưng không may vụ hạ năm ấy mất mùa. Rồi tiếp đến vụ mùa nắng hạn nên cũng chẳng ăn thua gì. Trời không nắng lắm nhưng nhất định không mưa làm cho các ao hồ đều khô rông rốc. Ruộng nứt nẻ hết. Hai cô cháu cũng như những người nghèo khác đi mò cua bắt ốc ở các vùng cạn nước. Nhưng cua ốc bắt mãi cũng phải hết. Mà trong nhà thì gạo đã kiệt từ lâu. Biết tìm cái gì mà nuôi nhau đây. Người ta có sức khỏe lên rừng chặt củi về đổi lấy những cái ăn được mà sống qua ngày. Riêng hai cô cháu sức yếu đành chịu nằm nhà nhịn đói. Cái chết đang dọa nạt họ.

May sao, buổi sáng hôm ấy có người hàng xóm sang báo tin cho cô cháu biết là có mấy đám lúa ở làng bên cạnh đã bắt đầu gặt. Bà cô thấy mình yếu lắm rồi, đứng lên không vững nữa. Chỉ có cháu là hơi tỉnh. Anh chàng gắng ngồi lên. Một người láng giềng đem cho một bát canh rau. Cháu húp vào thấy khỏe cả người, vội đứng lên đi theo họ.

Họ đến vừa kịp buổi gặt. Nhưng người gặt thì ít mà người mót thì đông vô kể. Tất cả đều đói nhưng mót rất khỏe. Họ đánh liều sấn vào bứt lúa mặc kệ chủ ruộng cầm roi đánh không tiếc tay.

Mãi đến chiều, người cháu mới đem lúa về. Lèo tèo chỉ có một nắm bằng cái chổi xể. Nhưng anh chàng không ngại. Hắn đập, sảy, rang rồi bỏ vào cối giã. Chỉ một lúc sau hắn đã đổ vào nồi bắc lên bếp.

 Khi nồi cháo bắt đầu sôi thì người cô bỗng trở mình và rên khừ khừ. Cháu lật đật vào lật chiếu thăm cô. Cô rên rỉ kêu đau bụng, bảo cháu đi xin cho mình một tí gừng. Cháu ngần ngại không muốn đi nhưng  thấy cô có vẻ nguy kịch, vội đánh đường vào xóm. Sau khi cháu đi, người cô gắng dậy ngồi vào bếp đun lửa cho nồi cháo. Lúc cháo chín, cô bỏ muối vào nếm thử một hớp. Chất ngũ cốc vào bụng trôi đến đâu, thịt da như sống lại đến đấy. Thấy cháu vẫn chưa về, cô múc ra một bát để dành phần cho cháu rồi lại ngồi ăn. Loáng một cái, cô đã ăn hết phần của mình. Cô lại chõng nằm nhưng trong bụng vẫn thấy thèm. Thấy cháu vẫn chưa về, cô nghĩ: – “Thằng bé có lẽ được người ta cho ăn rồi nên mới lâu thế. Nếu hắn đói thì dù gừng được hay không cũng phải về sớm”. Nghĩ vậy, người cô lại lồm cồm dậy ăn xén vào cháo của cháu một tý. Cô đi ra ngoài cửa nhìn. Vẫn không thấy tăm dạng của cháu. -“Chắc nó được ăn rồi còn ngồi lại sưởi. Ta có thể ăn nốt đi cho nó”. Nghĩ thế, cô yên tâm lại húp thêm một hớp nữa vào phần của cháu.

Cho đến khi người cháu mang gừng về thì bát cháo chỉ còn một tý nước ở dưới đáy. Cháu hỏi cô. Cô không trả lời. Nhưng cháu cũng đoán được hết. Cháu ôm mặt khóc nức nở. Cháu giận cô, oán cô rồi rủa cô. Được một chốc, cháu bưng bát cháo lại chõng cô nằm, dí sát vào miệng và nói bằng một giọng cay chua:

– Đó còn ít nữa, hít nốt đi! Hít đi cô, hít cô…

Sáng hôm sau, mãi đến trưa vẫn chưa thấy cháu dậy, cô lại gần đưa tay sờ vào người cháu, thì ôi thôi người cháu đã lạnh toát từ bao giờ.

Từ đó trở đi vào khoảng trời khuya, người ta nghe có tiếng chim kêu não nùng trong không gian: “Hít cô! Hít cô!”. Tiếng chim kêu một điệu đều đều như nhắc nhở những ngày sống gian khổ của hai cô cháu.

13. Người học trò với con rùa

Xưa có một người học trò, một hôm, đi học về đi ngang qua bờ sông, thấy mấy người thuyền chài bắt được một con rùa, đang bàn nhau đem về làm thịt để đánh chén. Người học trò đến nói rằng: “Có phải các ông muốn uống rượu, tôi có quan tiền đây, xin đưa hầu các ông và xin các ông làm phúc đừng giết chết con rùa“.

Những người kia bằng lòng nhận quan tiền, rồi trao con rùa cho người học trò. Người học trò đem con rùa về nhà, coi sóc nuôi nấng ân cần quí hóa lắm. Quái lạ, mấy hôm sau cứ buổi đi học về, thì người học trò đã thấy một mâm cơm để phần rất tử tế, không biết ai thổi nấu mà ngon lành như thế. Một hôm, người học trò giả dạng vuốt ve con rùa, nói rằng: “Nàng ở nhà ngoan nhé! Hôm nay ta đi có chút việc cần đến đêm mới về“.

Rồi anh ta đi một chốc là lộn về ngay. Anh ta khẽ đứng dòm vào trong nhà, thì thấy một người con gái rất đẹp đang ngồi thổi cơm. Anh ta vội chạy lẻn vào, nắm chặt lấy cổ tay người con gái, hỏi rằng: “Nàng là ai ở đâu mà đến đây ?”

Người con gái nói: “Tôi xin thú thật cùng thầy, tôi là con rùa đây. Tôi có nhờ thầy cứu khỏi mới thoát tay bọn thuyền chài. Ơn thầy bao giờ dám quên, nên tôi định gắng ở lại đây ít lâu để nuôi nấng cho thầy ăn học, chờ khi thầy làm nên công danh rồi, thời tôi lại trở về thủy phủ“.

Người học trò bảo: “Nếu quả thật như vậy, thì âu cũng là túc trái tiền duyên gì đây. Dám xin gả nghĩa vợ chồng“.

Người con gái gạt đi nói rằng: “Không xong. Tôi với thầy kẻ dương gian người thủy phủ, âm dương cách biệt, không thể lấy được nhau. Bây giờ thiên cơ đã lộ, thì tôi phải về, chớ không ở được với thầy một ngày nào nữa“.

Người học trò nghe nói, sụt sùi gạt nước mắt. Người con gái phải yên ủi dỗ dành bảo đưa chỗ cho đi học. Rồi lại đội lốt rùa vào mà đưa người học trò xuống học dưới thủy phủ. Đến kỳ thi, lại đưa lên mặt đất thì người học trò đi thi đỗ Trạng nguyên. Lúc về vinh qui, đi ngang qua con sông trước, người học trò nhớ đến chuyện xưa, làm mấy câu hát chơi rằng:

“Nước lênh đênh thấy rùa trôi nổi,

Mua đem về nuôi bấy lâu nay.

Năm năm tháng tháng ngày ngày,

Cơm ăn còn nhớ, nghĩa này ở đâu.

Tưởng những nên nghĩa Trần Châu,

Nào hay chửa dựng nhịp cầu sông Ngân.

Tưởng những nên nghĩa Tấn Tần.

Nào hay trời đất chẳng vần lại cho”.

14. Kéo cày trả nợ

Xưa, có một người tên gọi là Chu văn Địch làm ăn vất vả, cửa nhà đói kém, nhưng tính khí hiền lành, ăn ở thật thà, có nhân có đức. Trong hạt, có một nhà giàu thường cho người ấy vay nợ, năm nào cũng vậy, vay vay, trả trả, đã nhiều. Phải một năm mất mùa, người ấy không trả được nợ, mà ông nhà giàu cũng không hỏi đến. Mấy năm sau người ấy chết đi, nợ vẫn còn lại. Nên lúc hấp hối còn trối lại với con rằng:

“Nợ nần chưa trả được ai,

Hồn này thác xuống tuyền đài chưa yên”.

Một đêm, ông nhà giàu kia nằm mơ, nghe có tiếng người đến nói bên tai rằng:

“Tái sinh chưa dứt hương thề,

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai”.

Sáng ngày dậy, thấy con trâu đẻ ra được con nghé trên lưng có hai chữ “Văn Địch”. Con nghé mỗi ngày một lớn, khôn ngoan, dễ bảo, cày bừa rất khỏe. Người ngoài biết chuyện, ai cũng bảo rằng:

“Người ăn thì còn,

Con ăn thì hết.

Đã đến lúc chết,

Hãy còn nhớ ơn”.

Cách đấy ít năm, hai đứa con Văn Địch khôn lớn lên, làm ăn nhờ trời cũng khá. Một hôm đang cày ngoài đồng, nghe thấy ở thửa ruộng gần đấy có người bảo con trâu rằng: “Văn Địch! Văn Địch! Nhanh chân, mau bước, kẻo đã trưa rồi”.

Hai đứa con nghe thấy tên bố, ngạc nhiên chạy sang bên ruộng hỏi, thì người kia nó rằng: “Con trâu này từ lúc sinh ra, trên lưng có hai chữ Văn Địch, mà có gọi đúng tên nó như thế, thì nó mới chịu làm”.

Lúc về, hai đứa con vội sang nhà ông nhà giàu hỏi chuyện, tỏ ý muốn mua con trâu, thì ông ấy bảo rằng: “Trước, tên Chu văn Địch có vay nợ ta, không trả được, ta cũng không đòi. Có lẽ bởi vậy, mà phải hóa kiếp làm con trâu này để trả nghĩa cho ta. Đã mấy năm nay có làm ăn chịu khó, trong nhà ta đây cũng được thịnh vượng. Nợ trả như thế, ta cho cũng đủ rồi. Vậy nếu hai anh có phải là con, muốn mua chuộc về, thì ta để lại cho. Ta lại trả văn khế cũ đem về mà hóa kiếp cho yên hồn cha”.

Khi hai đứa con chuộc được con trâu về, vừa đem bức văn khế ra hóa, thì nó lăn ra nó chết. Thế là nó đã trả sạch được nợ kiếp trước rồi. Sau hai đứa con làm ăn mỗi ngày một nẩy nở và trở nên giàu sang, ai cũng có bụng yêu, bụng quí.

Thấy truyện này, người ta mới đặt câu “Kéo cày trả nợ” thành câu tục ngữ. Người ta còn phụ thêm một câu hát rằng:

“Ở cho có nghĩa, có nhân,

Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.

Ba vuông sánh với bảy tròn,

Đời cha nhân đức, đời con sang giàu”.

15. Chum vàng, chum rắn

Xưa có người nhà nghèo, một hôm ra ruộng cày, cày thấy một chum vàng. Người ấy đào lên, lễ mễ bưng để trên bờ ruộng.

Tối về nhà khoe với vợ rằng: “Hôm nay tôi đi cày, bắt được một chum vàng to. Tôi bưng để trên bờ ruộng”.

Vợ bảo: “Của trời đã cho sao không mang về. Ngộ đêm nay có đứa nào lấy mất thì làm thế nào?”

Chồng nói: “Thật có phải của trời cho, thì tự nhiên đem về nhà này, chẳng đứa nào lấy được cả. Mà không thật của trời cho, đứa nào nó lấy thì lấy tôi không tiếc”.

Đang lúc hai vợ chồng trò chuyện với nhau thì có hai thằng kẻ trộm rình ở ngoài nhà, nó nghe được hết cả. Hai thằng bèn bảo nhau tìm ra bờ ruộng. Quả nhiên, thấy chum vàng ở đấy. Hai thằng lấy làm mừng rỡ, vội vàng khiêng về nhà. Nhưng đến lúc mở ra, trợn trừng, trợn trạc định chia nhau, thì vàng chẳng thấy đâu, chỉ thấy đầy một chum rắn. Hai thằng sợ hãi, chưa kịp đổ ra xem, thì trời đã sáng, vội đậy nắp lại để giấu một nơi.

Sáng hôm sau, người kia lại ra ruộng cày, thì chẳng thấy chum vàng đâu nữa. Xong buổi cày, về nhà, vợ hỏi: “Thế nào? Chum vàng làm sao?”

Chồng nói: “Hôm qua tôi để chum vàng bên bờ ruộng rõ ràng. Hôm nay tôi đi cày không thấy đâu nữa. Không biết đứa nào nó đem đi đâu rồi ấy”.

Vợ bảo: “Ai bảo con người khờ dại thế ! Của đã bắt được mà không đem về. Bỏ ở giữa trời, thì tất có đứa nó phải khiêng đi, yên làm sao được!”

Lúc hai vợ chồng nói chuyện, thì ra hai thằng kẻ trộm lại rình, chúng nghe rõ cả đầu đuôi, lấy làm tức giận, bảo nhau rằng: “Rắn mà nó trông ra vàng ! Hai vợ chồng nó đang tiếc với nhau ! Ta lại đem ra bờ ruộng”.

Nói rồi, hai thằng liền về nhà, khiêng cái chum vàng đem ra bờ ruộng trả. Sáng hôm sau, người kia ra đi cày thì lại thấy cái chum ở đấy rồi. Người ấy đem mở ra xem thì lại thấy vàng vẫn còn nguyên như trước.

Tối về nhà, lại khoe với vợ rằng: “Này nhà nó này! Tôi đã bảo mà, của trời đã cho mình, thì chẳng ai lấy được. Hôm nay, tôi đi cày lại thấy chum vàng ở bờ ruộng”.

Vợ nói: “Thôi đi đừng nói lếu nữa đi. Cứ nay bắt được chum vàng, mai đã mất chum vàng… Ai mà tin được!”

Chồng bảo: “Thì thật mà! Tôi lại thấy cái chum ở bờ ruộng, tôi mở ra xem rõ ràng có vàng thật mà, nhưng tôi chẳng đem về làm gì. Có phải của trời cho, thì tự khắc nó phải bò về nhà”.

Đêm hôm ấy hai thằng kẻ trộm vẫn còn rình nữa, nghe thấy hai vợ chồng nhà ấy nói chuyện, lấy làm tức mình, bảo nhau rằng: “Ừ mày bảo nó bò về nhà, thì ông cho nó bò về để cắn chết cả hai vợ chồng mày cho bõ ghét”.

Rồi hai thằng mò ra bờ ruộng, con mắt tráo trưng mở chum ra xem lại. Quả nhiên thấy lúc nhúc những rắn. Chúng vội vàng đậy nắp lại, và khiêng bỏ vào nhà người cày ruộng, rồi chạy mất.

Người kia sáng dậy, ra vườn, thấy chum vàng ở đấy rồi, gọi vợ lại bảo: “Bu nó này! Tôi nói có sai đâu! Của trời đã cho thì tự nhiên nó phải bò về nhà. Cái chum vàng ở kia kìa rồi. Bu nó ra mà xem”.

Vợ chạy ra xem, thì quả nhiên đầy một chum vàng thật. Bấy giờ chồng mới chịu lấy vàng cất vào trong nhà. Và từ đó, hai vợ chồng mới đem cái vàng ấy mà làm giàu làm có, ăn tiêu rất sung sướng. Vì tích này mới rõ câu:

“Số giàu đem đến nhửng nhưng,
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu”.