Nhận biết phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ
1. Phương thức biểu đạt
Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.
(1) Phương thức biểu đạt tự sự: Trình bày các sự vật, hiện tượng theo một mạch hoàn chỉnh, không ảnh hưởng bởi quan điểm hay thái độ của tác giả. Phương thức này sẽ kể lại một câu chuyện có diễn biến liền mạch, liên quan đến nhau về một nhân vật nào đó, mang đến một ý nghĩa với người đọc.
* Cách nhận biết: Có cốt truyện, tư tưởng, chủ để rõ ràng, đầy đủ; Có nhân vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến; Có ngôi kể phù hợp. Một số thể loại thường gặp: văn bản tiểu thuyết, văn học nghệ thuật, bản tường trình/tường thuật,...
Ví dụ: “Một thiền sư trên đường hành hương đã gặp một cô gái trẻ đang đau khổ định tìm đến cái chết. Cô bị người yêu ruồng bỏ, suốt hàng tháng trời sau đó cô chỉ đắm chìm trong những kí ức về mối tình đã qua, cô cảm thấy cuộc đời không còn có ý nghĩa gì nữa. Không nói một lời, thiền sư đưa cho cô một cốc nước nóng bỏng. Cầm cốc nước trên tay, nóng quá không chịu nổi, cô gái đã buông nó ra. Thiền sư nói: “Cốc nước nóng quá phải không, hãy buông bỏ". Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cuối cùng cô gái đã bừng ngộ, từ bỏ ý định tự tử."
(2) Phương thức biểu đạt miêu tả: Thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh để người đọc liên tưởng được sự vật, hiện tượng đang được nhắc đến một cách dễ hiểu và chân thực nhất. Người đọc qua đó sẽ hình dung rõ nét và sinh động về thế giới nội tâm của từng nhân vật được nhắc đến trong tác phẩm.
* Cách nhận biết: Các tính từ, động từ, biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt; Miêu tả chi tiết hình dáng về thế giới bên ngoài và trong nội tâm con người; Các đặc điểm sự vật, hiện tượng được miêu tả sinh động, dễ hiểu. Một số thể loại thường gặp: văn tả người, tả cảnh, thơ, bút ký....
Ví dụ: “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát".
(Trích trong Cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy).
(3) Phương thức biểu cảm: Thường được sử dụng để bộc lộ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người viết. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận rõ về thế giới nội tâm của người viết, hiểu rõ hơn về ý mà người viết muốn truyền tải. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
* Cách nhận biết: Xuất hiện nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc của sự vật, hiện tượng hoặc của người viết; Những từ ngữ, câu cảm thán; Những thể loại thường được dùng phương thức biểu đạt biểu cảm: thơ, truyện, vè, ca dao,...
Ví dụ:
“Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi... Lớp học trò ra đi, còn thấy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu".
(Bài thơ Thầy - Ngân Hoàng)
(4) Phương thức biểu đạt thuyết minh: Đây là phương thức cung cấp, giới thiệu kiến thức về đặc điểm, tính chất của một sự vật hay một hiện tượng nào đó. Nhờ đó mà người đọc có thể mở mang kiến thức, hiểu nhiều hơn về sự vật, hiện tượng đó. Kiến thức trong văn bản thuyết minh cần phải chính xác, khách quan và có ích với người đọc.
* Cách nhận biết: Câu văn chỉ rõ đặc điểm riêng của đối tượng; Ngôn ngữ rõ ràng, cụ thể, có sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,... Những văn bản thường áp dụng phương thức biểu đạt thuyết minh: thuyết minh về con vật, thuyết minh về một vấn đề khoa học, thuyết minh về một địa điểm du lịch,...
Ví dụ: “Nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời, có những nghiên cứu chỉ ra rằng, hình ảnh nón lá đã xuất hiện trên mặt trống đồng từ những năm 2500- 3000 TCN. Nón có dạng hình chóp, tròn và vành rộng nên che nắng rất tốt. Đặc biệt, nón lá được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, rất thân thiện và gần gũi với môi trường. Khung nón được làm bằng tre, vót tròn và quấn thành những vòng lớn nhỏ, mỗi chiếc nón cần 16 chiếc vòng như vậy tạo thành hình chóp, sâu khoảng 10cm. Dưới bàn tay điệu nghệ của người làm nón, vành nón không khác gì một tác phẩm nghệ thuật kỳ công, mỗi vòng đều được đặt tỉ mỉ và chính xác, không được méo và lệch, đảm bảo làm ra một chiếc nón đẹp và chất lượng nhất. Từ vòng to nhất khoảng 60cm cho đến vòng nhỏ nhất chỉ bằng một đầu ngón tay. Ban đầu, người thợ phải lấy mo nang làm cốt nón, sau đó lợp nón bằng lá cọ. Công đoạn chọn lá cần rất cẩn thận và kỹ lưỡng, lá cọ không được quá non cũng không được quá già. Cọ đem về được rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng cho thật mềm và thật bền, sau đó là phẳng, khi đạt đủ tiêu chuẩn mới đem đi lợp nón."
(5) Phương thức biểu đạt nghị luận: Thông qua việc sử dụng phương pháp biểu đạt này, người viết muốn trình bày ý kiến, đánh giá hoặc bàn luận về một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó. Bằng những dẫn chứng, lập luận cụ thể, người viết sẽ dẫn dắt và thuyết phục người đọc đồng tình và ủng hộ quan điểm của mình.
* Cách nhận biết: Có quan điểm, vấn đề rõ ràng; Có các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để phân tích, bình luận; Bố cục bài viết chặt chẽ, lập luận thuyết phục người đọc.
Ví dụ: “Niềm tin là thứ quan trọng nhất giúp con người có cách cảm nhận và đánh giá về mọi việc
* Cách nhận biết: Văn bản hành chính công vụ thường bắt buộc phải có những phần sau: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Địa điểm, ngày tháng; Họ tên, chức vụ của người/cơ quan nhận; Họ tên, chức vụ của người/cơ quan gửi; Nội dung; Chữ ký, họ tên người làm văn bản. Những loại văn bản thường áp dụng phương thức biểu đạt hành chính - công vụ: nghị định, thông tư của Nhà nước, văn bản báo cáo trong công ty, hợp đồng, giấy xin phép nghỉ học,...
Một vài lưu ý chung khi nhận biết các phương thức biểu đạt
Nếu để yêu cầu xác định phương thức biểu đạt chính/ chủ yếu thì chỉ trả lời một phương thức biểu đạt. Thông thường, nếu đoạn trích là thơ thì phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Nếu để yêu cầu xác định (các) phương thức biểu đạt thì trả lời từ 2 - 3 phương thức (không được nhiều hơn 3): thuyết minh có thể kết hợp với miêu tả; tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm,... Đề thường ít hỏi phương thức biểu đạt hành chính công vụ và tập trung hỏi về 5 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận
2. Phong cách ngôn ngữ: Có 6 phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính.
(1) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,...
- Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp...
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: Là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng. Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,...