SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Một Số Đề NLVH Hay Giành Cho Học Sinh Giỏi

Đề 1: Hoài Thanh từng viết: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng". Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.

Cấu trúc và nội dung cơ bản cần đạtấu trúc và nội dung cơ bản cần đạt

1. Phần bình chọn

a. Giải thích qua câu nói của Hoài Thanh: Trả lời được câu hỏi: Câu nói ấy nghĩa là như thế nào?

- Nhà văn không phải thần thánh; họ cũng sống giữa cuộc đời thường nhật như mọi con người, nên họ không thể không bám sát hiện thực cuộc sống để mô tả và phản ánh. - Tuy cùng mô tả phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực khi qua con mắt của nhà văn phải “có một

hình sắc riêng"; tức là mỗi tác phẩm văn học phải in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ. Bản chất câu nói của Hoài Thanh: Khẳng định các tính sáng tạo của nhà văn, khẳng định cái nhìn riêng, sự thể hiện độc đáo của mỗi tác giả đối với cuộc sống bằng tác phẩm văn học.

b. Khẳng định tính đúng đắn của nhân định và lí giải: Tại sao cùng sống trong một thế giới, một hiện thực cuộc sống nhưng “thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng"?

- Để trả lời được câu hỏi này, người viết phải vận dụng được kiến thức lí luận văn học như: Văn học

phản ánh hiện thực (chức năng, nhiệm vụ); quy luật và yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật... - Từ những kiến thức này để đi đến khẳng định: Nhà văn không thể thoát li hiện thực, phải bám sát mô tả và phản ánh hiện thực, nhưng do yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật, mỗi tác phẩm là một

thế giới riêng biệt, không lặp lại nên tác phẩm của họ phải “có một hình sắc riêng".

c. Nâng cao vấn đề và rút ra bài học: Câu nói có ý nghĩa gì với cả nhà văn, người đọc và lịch sử văn học? - Đối với nhà văn, khi sáng tác không thể lặp lại mình, phải có cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm

nhận và thể hiện của riêng mình. Tức là nhà văn viết phải có phong cách.

- Đối với người đọc, để thẩm định, đánh giá một tác phẩm văn học không chỉ chú ý xem tác giả ấy viết cái gì? Điều quan trọng hơn là nhà văn đó viết như thế nào?

- Đối với lịch sử văn học, đóng góp của nhà văn thực chất (suy cho cùng) là đóng góp một cách nhìn, một cách viết, cách cảm nhận và cách thể hiện mới mẻ.

2. Phần chứng minh

Vì để không giới hạn tác phẩm cụ thể nên người viết cần phải nêu được tác phẩm thực sự tiêu biểu. Dù dẫn ra tác phẩm nào thì học sinh cũng phải tập trung làm sáng tỏ được bản chất của câu nói trên.

- Người viết phải phân tích và chỉ ra sự độc đáo, mang đậm dấu ấn chủ quan, thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống riêng biệt của mỗi nhà văn qua một số tác phẩm văn học. Cách tốt nhất là phân tích, so sánh một số tác phẩm viết về cùng một đề tài, cùng một chủ đề của các tác giả khác nhau để từ đó chỉ ra nét riêng của mỗi tác phẩm, tác giả. Ví dụ: So sánh các tác phẩm cùng viết về đất nước và nhân dân, cùng viết về Bác Hồ, người lính, cùng viết về người nông dân và nỗi khốn khổ tùi nhục của họ, cùng viết về trăng, về biển, về tình yêu, về mùa thu, về mùa xuân... nhưng mỗi nhà văn đều có những đóng góp của riêng mình. - Phần này chú ý đánh giá bài viết trên hai phương diện: Dẫn ra được các tác phẩm tiêu biểu và

so sánh, phân tích làm nổi bật nét riêng của mỗi tác phẩm. Chú ý phương diện thứ hai. Lưu ý: Học sinh có thể làm theo hai cách: vừa bình luận vừa chứng minh hoặc là bình luận trước, chứng minh sau.

ĐỀ 2: Trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? nhà văn M.Gorki (1868 - 1936) viết: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình, hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học và đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Cấu trúc và nội dung cơ bản cần đạtấu trúc và nội dung cơ bản cần đạt

1. Phần bình luận

a. Giải thích nhận định của M. Gorki:

"Sách" ở đây chủ yếu là các tác phẩm văn học và là các tác phẩm chân chính.

“Con thú” chỉ những thói hư tật xấu, những hạn chế, phần bóng đêm trong mỗi con người đang tồn tại...

- “Con người” chỉ phần trong sáng, tốt đẹp cao cả... ngược lại với phần con thú. → Câu nói của M.Gorki khẳng định vai trò và tác dụng to lớn của sách đối với cuộc sống tinh thần của con người.

+ Tác phẩm văn học góp phần làm cho con người một mặt tránh được những nhược điểm, những thói hư tật xấu trong mỗi con người.

+ Mặt khác giúp con người nhận thức thêm được nhiều cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xã hội, giúp ta hiểu được cái đúng, cái sai, cái cao cả, cái thấp hèn trong cuộc đời để từ đó sống tốt hơn, sống đẹp hơn và sống nhân ái hơn...

b. M.Gorki nói như thế nghĩa là như thế nào?

- Bản thân mỗi con người bao giờ cũng luôn tiềm ẩn trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nhân ái, cao cả và thánh thiện (phần NGƯỜI) và những mặt hạn chế, những thói hư tật : xấu (phần THÚ). - Cuộc sống của mỗi con người luôn là một cuộc đấu tranh, một sự vật lộn giằng xé giữa cái xấu và cái tốt trong tâm hồn, cuộc đấu tranh giữa phần thú và phần người. Để vươn tới làm một con người chân chính, con người viết hoa, như M. Gorki đã từng nói, là cả một quá trình phấn đấu gian khổ, nghiệt ngã. - Trong cuộc đấu tranh khó khăn ấy, các tác phẩm văn học là một thứ vũ khí sắc bén, có vai trò và tác dụng rất to lớn.

- Mỗi tác phẩm như một bậc thang nhỏ giúp người đọc thoát ra khỏi "địa ngục" của những thói hư tật xấu, cái ác và sự tội lỗi, để vượt lên mặt đất chói sáng ánh mặt trời, của cái đẹp, lòng nhân ái, đức vị tha...

c. Tại sao các tác phẩm văn học có được vai trò và tác dụng to lớn ấy?

Phần này học sinh cần vận dụng những kiến thức lí luận văn học như đặc trưng, bản chất, nhiệm vụ... của văn học để lý giải.

2. Phần chứng minh

- Phân tích một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ. Để ra không nêu cụ thể, nhưng học sinh cần chú ý lựa chọn được tác phẩm tiêu biểu, toàn diện (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại....).

- Chú ý liên hệ từ chính kinh nghiệm của bản thân mình, tập trung trả lời câu hỏi:

+ Các tác phẩm văn học đã giúp mình sống tốt, sống đẹp hơn lên như thế nào? + Trình bày và phân tích cần chân thực, có sức thuyết phục và truyền cảm, tránh gượng ép...

- Có thể nêu lí luận xong rồi chứng minh nhưng cũng có thể vừa nêu lý luận, vừa phân tích tác phẩm chứng minh.

ĐỀ 3: Trong tác phẩm Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết: “Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh ở sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả".

Bằng những kiến thức hiểu biết của mình về văn học, anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ nhận định trên.

Cấu trúc và nội dung cơ bản cần đạtấu trúc và nội dung cơ bản cần đạt

1. Phần bình luận

a. Giải thích nhận định:

- Nhờ có văn học, qua văn học mà người đọc không cần đi đâu cả (ngồi trong xó nhà) có thể am hiểu sâu sắc (lịch lãm) nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên trên khắp thế gian này (không gian).

- Qua văn học, nhờ văn học mà chỉ cần qua trang giấy, người đọc hiểu được thấu đáo thế nào là cái hay, cái dở của việc đời, của con người. Cũng nhờ văn học mà người thời hiện tại như được sống lại với người xưa mấy nghìn năm trước... (thời gian).

- Học sinh khi đọc đề bài cần chú ý cách nói của Phan Kế Bính: Ngồi trong xó nhà mà... xem trên mảnh giấy mà...

b. Khẳng định nhân định của Phan Kế Bính là hoàn toàn đúng Từ xưa đến nay văn học có một vai trò, tác dụng hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của con người. Bám sát nhận định để cụ thể hóa vai trò và tác dụng của văn học như nhận thức để đã nêu ở trên.

- Tại sao văn học lại có vai trò và tác dụng to lớn như thế? Phần này cần vận dụng được kiến thức lí luận văn học về đặc trưng, chức năng của văn học để lý giải vấn đề. c. Khái quát nâng cao vấn đề:

Khẳng định tính đặc thù, độc đáo của văn học, vị trí không thể thay thế của nó đối với đời sống tinh thần con người, đó cũng chính là lý do tồn tại và bất diệt của văn học.

2. Phần chứng minh

- Chứng minh bằng việc phân tích các tác phẩm văn học. Phần này học sinh cần có năng lực bao quát kiến thức tác phẩm tốt để lựa chọn được các tác phẩm đích đáng làm nổi bật được vấn đề. - Cần lấy tác phẩm văn học nước ngoài để thấy ngồi ở ta mà am hiểu cảnh vật và con

người ở Tây, ở Tàu... hoặc ngồi ở Bắc mà biết cảnh Nam. Cũng như cần lấy các tác

phẩm thời Trung đại để thấy được nói chuyện với người cách mình mấy nghìn năm... Lưu ý: Khi làm bài học sinh lấy dẫn chứng cần cân đối và phù hợp bao gồm: thơ và văn, trong và ngoài nước, xưa và nay, văn học dân gian và văn học viết...

ĐỂ 4: Nhà phê bình Nga, Biêlinxki (1811-1848) đã định nghĩa điển hình nghệ thuật như là: “Một người lạ mặt quen biết". Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích một số điển hình văn học để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Cấu trúc và nội dung cơ bản cần đạtấu trúc và nội dung cơ bản cần đạt

1. Phần bình luận

a. Giải thích câu nói:

Câu nhận xét của Biêlinxki thực chất nêu lên nét chung và nét riêng, tính phổ quát và tính cá biệt của điển hình nói chung và điển hình văn học nói riêng:

+ “Người lạ mặt” chính là nét riêng, nét cá biệt, cái độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt được nó với nhân vật khác, con người khác; nhờ đó ta nhận ra “con người này" như cách nói của Hêghen.

+ “Người lạ mặt” nhưng quen biết là do những nét chung, tính phổ quát của điển hình nghệ thuật. Qua điển hình đó mà ta nhận ra hình bóng (đặc điểm và phẩm chất) của một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc. → Với ý nghĩa nghiêm ngặt này chỉ đến chủ nghĩa hiện thực thì mới có những điển hình trọn vẹn.

b. Giải thích tại sao điển hình nghệ thuật lại là “Một người lạ mặt quen biết?"

- Văn học nghệ thuật như người ta vẫn thường nói đó là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Hiện thực cuộc sống và con người khách quan ngoài đời bước vào tác phẩm văn học là đã thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, in đậm dấu ấn sáng tác của nghệ sĩ. Hơn nữa yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật là không được lặp lại mình và càng không được lặp lại người khác. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ... từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác. - Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng phải mang tính khái quát cao. Nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là

người “quen biết", khi nhìn vào những điển hình đó mỗi người đều có thể thấy hình bóng mình trong đó.

- Điển hình nghệ thuật phải là sự thống nhất hài hòa giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xóa nhòa phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, mất tính phổ quát, đại chúng, không có sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu “đồng ý, đồng chí, đồng tình".

2. Phần chứng minh

Phân tích một số điển hình văn học để làm sáng tỏ ý kiến của mình:

- Học sinh có thể chọn lựa phân tích một số điền hình văn học trong và ngoài nhà trường, miễn sao các hình tượng được phân tích phải thật sự là điển hình, tính chung và tính riêng nổi bật, có tính cá biệt nhưng cũng mang tầm khái quát cao.

- Học sinh cũng nên lựa chọn cả văn học trong nước và văn học nước ngoài. Có thể nêu lên một số điển hình như: Chí Phèo, Bá Kiến (Chí Phèo - Nam Cao), Xuân Tóc Đỏ (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), Hoàng (Đôi mắt - Nam Cao), Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), Nghị Quế (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)... Một số điển hình trong văn học thế giới như: Giăng Van-giăng, Giave (Những người khốn khổ - V.Huy-gô), Grăng-đê (Lão Grăngđê - Banzắc), Anđrây Bôncônxki (Chiến tranh và hòa bình - L.Tôn-xtôi)...

Những bài văn nghị luận xã hội đạt giải học sinh giỏi quốc gia

Tuyển chọn những bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao của học sinh giỏi PDF

những bài văn đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh - thành phố toàn quốc pdf

Những bài văn NLXH đạt giải Quốc gia PDF

Nghị luận xã hội học sinh giỏi

Nghị luận xã hội HSG 12

Nghị luận xã hội HSG 11

De nghị luận xã hội học sinh giỏi

Shopacgame.vn