Một vài cách hiểu và dùng từ sai mà học trò cần biết
1. "Rút dây động dừng" và "tai vách mạch dừng" mới là đúng chính tả.
+ Dừng trong "rút dây động dừng" là tấm mành bằng tre để chắn giữa phòng khách và buồng ngủ, hoặc để che nắng ở hiên nhà, có thể rút lên và buộc lại bằng dây, do đó nếu rút dây thì sẽ động dừng.
+ Còn “dừng” ở trong câu "tai vách mạch dừng" thì là tấm đan bằng tre dọc ngang (gọi là mạch) dùng để làm lõi đắp đất lên xây tường, nên có câu "dừng có mạch, vách có tai".
=> Hai từ dừng đều là từ cổ, nay không còn dùng nữa mà thay thế bằng các từ hiện đại là "cốt tre" và "mành tre", nên thường bị nhầm lẫn thành "rút dây động rừng" và "tai vách mạch rừng".
2. "quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" chứ không phải "lông" như nhiều người hay hiểu.
=> Nói lên dáng đi từng bước ngắn, nhẹ nhàng, khoan thai của người quân tử khiến ta nghĩ họ "nông chân". Và suy nghĩ hẹp hòi, nông cạn của kẻ tiểu nhân tức là "nông bụng". Làm nhiều người có lông bụng cứ nghĩ mình là "tiểu nhân" :))
3. Ướt như chuột lội. (chuột không có lột như cua hoặc rắn)
4. Nghèo rớt mồng tơi. (áo tơi chứ k phải là mồng tơi nấu canh)
5. Đều như vắt tranh. (tranh để lợp nhà tranh)