SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Một Vài Lưu Ý Khi Làm Văn NLXH

1. Giải thích:

a. Đối với một ý kiến nhận định:

+ Trong tư duy, cần lưu ý những cách diễn đạt có hình ảnh.

+ Khi trình bày cần nêu nhận xét về lối diễn đạt này để xác định các từ ngữ chứa hình ảnh cần giải thích.

b. Đối với một câu chuyện:

+ Về tư duy: Cần bám sát các tình tiết, xác định rõ các tình tiết trọng tâm ẩn chứa ý nghĩa. Một câu chuyện có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa nhưng cần chú ý xác định ý nghĩa nổi bật, sâu sắc nhất liên quan đến cuộc sống con người.

+ Khi trình bày:

. Cần xác định và nhận xét về cốt truyện, về tính chất ẩn dụ, tính chất gợi mở của các hình ảnh, sự việc…

. Nên lập thành 2 ý:

Ý 1: tập trung nêu bật ý nghĩa trực tiếp (tường minh) của câu chuyện.

Ý 2: mở rộng liên hệ đến cuọc sống con người để xác định ý nghĩa thực sự sâu sắc và nổi bật của câu chuyện (Nghĩa hàm ẩn).

c. Đối với hai nhận định hoặc hai câu chuyện có quan hệ với nhau về ý nghĩa:

+ Trong tư duy, cần xác định rõ quan hệ giữa các vấn đề được nêu ra là tương đồng hay đối lập để từ đó chú ý đối chiếu so sánh các vấn đề trên cơ sở nét chung nét riêng và tìm ra ý nghĩa khái quát.

+ Khi trình bày: Có thể đi vào giải thích từng nhận định, câu chuyện cụ thể hoặc kết hợp giải thích theo lối đối chiếu trên cơ sở các mối quan hệ để nêu bật vấn đề. Vẫn phải lưu ý nhận xét về lối diễn đạt hoặc tính ẩn dụ của vấn đề.

CUỐI CÙNG PHẢI RÚT RA LUẬN ĐỀ MỘT CÁCH RÕ RÀNG, CỤ THỂ, SÚC TÍCH KHOẢNG TỪ 1 ĐẾN HAI CÂU.

Luận đề thường có dạng:

Câu nói đã gửi đến mọi người một lời khuyên, một lời nhắc nhở, một lời nhắn nhủ….về một quan niệm sống, một cách ứng xử, đạo lý….

Không được nêu quan điểm của bản thân ở phần này .

2. Bàn luận:

a. Trong tư duy, có nhiều cách thức bàn luận song cần triển khai thành 2 phần chính (Bàn xuôi – ngược): Đúng – sai, Lý thuyết – thực tế hoặc kết hợp các kiểu trên

+ Đúng – sai:

. Trước hết, bàn khía cạnh đúng đắn của vấn đề.

. Sau đó, bàn luận về khía cạnh chưa đúng hoặc chưa toàn diện của vấn đề.

VD: Một điều nhịn là chín điều lành

+ Lý thuyết – Thực tế:

. Trước hết, cần làm rõ ý nghĩa đúng đắn, cần thiết cũng như giá trị của vấn đề trong đời sống.

. Sau đó chỉ ra những biểu hiện chưa đúng, thậm chí sai trái, lệch lạc về vấn đề trong cả nhận thức và hành động đang diễn ra trong thực tế đời sống.

+ Kết hợp các kiểu trên:

Trong mọi trường hợp, cần chú trọng việc liên hệ thực tế trên cả mặt đúng và chưa đúng. Chú trọng liên hệ đến đời sống thực tiễn từ quá khứ đến hiện tại.

b. Khi trình bày:

Trong quá trình tập trung bàn luận theo từng phần như đã nêu ở trên cần chú ý trình tự sau:

1. Nêu luận điểm thể hiện quan điểm thái độ cụ thể của bản thân đánh giá về vấn đề

2. Nêu ra và biện luận về cơ sở lý luận hoặc thực tế đảm bảo tính thuyết phục của quan điểm trên. Ở đây cần chú ý trích dẫn thêm các câu nói khác đề tăng hiệu quả thuyết phục.

3. Nêu dẫn chứng để tăng cường tính thuyết phục của luận điểm.

VD:

LĐ: Siêng năng, chăm chỉ là một đức tính tốt có vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công. Đó là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn.

BL: - Vì siêng năng tức là luôn nỗ lực làm việc, là tiết kiệm thời gian nên nhờ siêng năng chăm chỉ con người có thể làm được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian nhất định và do vậy sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc như mong muốn. Ngược lại nếu lười biếng, thụ động, con người sẽ phung phí thời gian, sẽ bỏ qua những cơ hội để đẩy nhanh tiến độ công việc và cũng xa dần bến bờ của sự thành công. Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng, trong bất kì công việc nào, sự tập trung làm việc một cách nỗ lực cũng có một ý nghĩa rất đáng chú ý. Thậm chí ông cha ta còn khẳng định: “Cần cù bù thông minh” để động viên con người. Ở đây, sự siêng năng còn có thể bù đắp cho những hạn chế nào đó của con người về khả năng nhanh nhẹn và trí tuệ.

LĐ: Thế nhưng bên cạnh những quan niệm đúng, những biểu hiện tích cực về tinh thần ý thức lao động miệt mài hướng đến ước mơ thành công thì vẫn còn đó những thái độ lệch lạc, những lối sống thụ động, lười biếng của một bộ phận trong xã hội, nhất là thanh niên đã gây tác hại cho gia đình xã hội đang hằng ngày diễn ra.

BL: Những con người ấy có thể đã được sinh ra trong một gia đình giàu có, đã được hưởng thu một cuộc sống quá sung túc và …Cũng có thể là những thanh niên nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của lao động , và cũng có thể họ không đủ ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách trong công việc…Dù xuất phát từ lý do gì tất cả họ đều gặp nhau ở một thái độ chây lười, không chú tâm nỗ lực làm việc để đạt đến mục tiêu mà chỉ thụ động trông chờ vận may ngẫu nhiên của số phận.. …Những con người ấy sẽ không bao giờ có được thành công theo đúng với ý nghĩa cao quý nhất mà ngược lại đôi khi họ còn có thể gây tác hại cho xã hội. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có một câu tục ngữ rất thâm thúy: “Làm biếng ngồi ăn lở núi non”.Vì tâm lý muốn thụ hưởng mà lại ngại khó, không muốn làm việc nên họ có thể dùng những hành vi bất chính để có được điều mình muốn như trộm cặp, gian lận…Điều đó đang trở thành một vấn nạn trong đời sống hiện nay ở bất kỳ quốc gia nào.

LĐ: Song nói như thế không có nghĩa là để đạt đến thành công chỉ cần siêng năng, chăm chỉ là đủ. Bên cạnh yếu tố quan trọng này con ngườicòn cần chú trong đến vai trò của nhiều điều khác nữa…

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động:

+ Trong tư duy: .Bài học nhận thức được rút ra từ toàn bộ quá trình bàn luận trên tất cả các phương diện, khía cạnh đã có. Cần chú ý định hướng một bài học nhận thức toàn diện ở các mặt sau:

b. Cần chú trọng nhận thức đúng.

c. Cần quan tâm đến các bài học đúng có liên quan

d. Loại bỏ những suy nghĩ, thái độ chưa đúng.

. Bài học về hành động là sự cụ thể hóa các bài học nhận thức thành các hành vi, việc làm cụ thể. Chú ý “hành động” ở đây có thể là hành động cụ thể hoặc là hành động của tư duy, lối sống (Trau dồi, rèn luyện, học tập, chan hòa, sống hết mình….

+ Khi trình bày: Có thể nêu ra bài học nhận thức trước, bài học hành động sau hoặc trình bày kết hợp.

VD: Trong đời sống, để đạt đến mục tiêu, ước mơ, con người cần xác định rõ vai trò của tinh thần nỗ lực làm việc đối với mọi thành công để từ đó hướng đến trau dồi thái độ tích cực nỗ lực lao động, chăm chỉ siêng năng trong mọi công việc. Đặc biệt chúng ta cần có ý thức xây dựng niềm đam mê thực sự đối với công việc. Đó chính là điều cơ bản nhất . Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cũng không được phép đánh giá thấp vai trò của những nhân tố trọng yếu khác như: Tri thức, phương pháp…và tranh thủ cả yếu tố may mắn nữa để công việc nhanh chóng đạt được hiệu quả cao. Nhưng có lẽ điều cần chú ý nhất là chúng ta cần đấu tranh loại bỏ tâm lý ngại khó, ngại khổ, rèn luyện ý chí và nghị lực vượt qua những áp lực, những cám dỗ để đạt được thành tích chân chính, xứng đáng. Vì ý nghĩa, giá trị của cuộc đời mỗi con người lại không được đo bằng thời gian sống mà chỉ thể hiện thật sự ở những điều mà con người đã làm được trong đời.

Lưu Ý Chung

- Suốt bài làm cần có ý thức bám sát vấn đề bằng cách nhắc lại các hình ảnh, cụm từ trọng tâm xuất hiện trong đề bài.

- Văn phong cần sáng, rõ ý. Nội dung cụ thể gắn với từng phần.

- Kết hợp kiểu bài chân phương, sáng tạo. Gia tăng tính hình ảnh, cảm xúc cho lời văn.

Em rút ra lưu ý gì khi viết kiểu bài nghị luận một vấn đề xã hội

Những lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội

Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận

yếu tố nào không có trong xác định yêu cầu của đề khi viết đoạn văn nlxh?

7 bước làm văn nghị luận xã hội

Trình bày các bước chuẩn bị trước khi thực hiện thuyết trình về một vấn de xã hội

Những lưu ý khi viết văn

Cách làm bài văn nghị luận văn học

Shopacgame.vn