SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Ngày 29/2 là ngày gì?

Ngày 29 tháng 2 là ngày nhuận, chỉ xuất hiện mỗi 4 năm một lần theo Lịch Dương. Căn cứ theo định nghĩa này, có thể hiểu năm nào có ngày này được gọi là năm nhuận. Ví dụ một số năm nhuận như sau: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, và 2024.

Ngày 29/2 là ngày gì?

Theo lịch Gregorius, ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận (tên tiếng Anh là leap year). Đây là một ngày đặc biệt bởi 4 năm mới diễn ra một lần. Vì thế, những người sinh vào ngày này chỉ có thể tổ chức sinh nhật 4 năm/lần.

Bên cạnh đó, 29/2 còn là Ngày Độc thân. Vào hôm ấy, nữ giới sẽ chủ động tỏ tình, cầu hôn đàn ông. Ngày này được xem là cơ hội để phái yêu bày tỏ tình cảm với phái mạnh mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.

Tại sao có ngày 29 tháng 2?

Để trả lời câu hỏi này, chứng ta có thể giải thích như sau: Trái Đất quay quanh Mặt Trời mất 365,2422 ngày. Để đơn giản hóa lịch, người ta quy ước một năm có 365 ngày. Tuy nhiên, sự chênh lệch 0,2422 ngày mỗi năm sẽ tích lũy theo thời gian và dẫn đến sai lệch về mùa.

Để bù đắp cho sự chênh lệch này, người ta thêm vào một ngày vào tháng 2, tạo thành năm nhuận với 366 ngày. Việc thêm ngày nhuận giúp cho lịch của chúng ta đồng bộ với chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

Tháng 2 là tháng đặc biệt chỉ có 28 hoặc 29 ngày do nguồn gốc từ cách tính lịch của người La Mã từ xa xưa.

Ban đầu, lịch La Mã do hoàng đế Romulus ban hành dựa vào chu kì của mặt trăng với 10 tháng bao gồm từ tháng 3 đến tháng 12.

Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ 8 TCN, Hoàng đế Numa Pompilius quyết định thêm vào 2 tháng nữa để đạt 12 tháng, mỗi tháng có 28 ngày, làm tổng số ngày trong một năm là 354 ngày. Tuy nhiên, vua Pompilius quyết định thêm một ngày vào tháng 1 và không thay đổi số ngày trong tháng 2.

Lịch La Mã ban đầu đặt theo chu kỳ của mặt trăng nên không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa. Vì thế vào năm 45 TCN, Hoàng đế La Mã Julius Caesar đã đưa ra lịch mặt trời, dựa trên lịch được phát triển ở Ai Cập. Cứ bốn năm một lần, tháng hai lại nhận được thêm một ngày để giữ cho lịch phù hợp với hành trình Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Để vinh danh Caesar, hệ thống này vẫn được gọi là lịch Julian.

Năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII đã ký một sắc lệnh thực hiện một điều chỉnh nhỏ. Vẫn sẽ có một năm nhuận cứ bốn năm một lần, ngoại trừ những năm "thế kỷ" – những năm chia hết cho 100, như 1700 hoặc 2100.

Những "năm thế kỷ" này là ngoại lệ vì tuy chia hết cho 4 nhưng sẽ không có ngày nhuận vào ngày 29-2. Nhưng năm 2000 vừa qua vẫn có ngày 29-2 vì lại có ngoại lệ trong ngoại lệ tức là những năm chia hết cho 400 thì tuy chúng là năm “thế kỷ” nhưng vẫn có ngày 29-2. Từ thời điểm đó trở đi, nó được gọi là lịch Gregorian.

Chỉ còn ít ngày nữa là ngày đặc biệt 29.2 mà 4 năm mới có 1 lần nhưng năm 2100 lại không có ngày 29.2.

Có thể bạn đã quen nghe rằng Trái đất phải mất 365 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh mặt trời, nhưng hành trình đó thực sự kéo dài hơn 365 ngày một chút. Năm nhuận giúp giữ cho lịch 12 tháng khớp với chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

Sau bốn năm, số giờ còn lại cộng lại sẽ thành cả ngày. Trong năm nhuận, chúng ta thêm ngày bổ sung này vào tháng 2, khiến tháng 2 có 29 ngày thay vì 28 ngày như thường lệ.

Ý tưởng về việc cập nhật hằng năm có từ thời La Mã cổ đại, nơi người ta có lịch 355 ngày thay vì 365 vì nó dựa trên các chu kỳ và tuần trăng. Họ nhận thấy rằng lịch của họ không đồng bộ với các mùa, vì vậy họ bắt đầu thêm một tháng mà họ gọi là Mercedonius, hai năm một lần để bù đắp những ngày còn thiếu.

Vào năm 45 TCN, hoàng đế La Mã Julius Caesar đã đưa ra lịch mặt trời, dựa trên lịch được phát triển ở Ai Cập. Cứ bốn năm một lần, tháng hai lại nhận được thêm một ngày để giữ cho lịch phù hợp với hành trình Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Để vinh danh Caesar, hệ thống này vẫn được gọi là lịch Julian.

Nhưng đó không phải là điều chỉnh cuối cùng. Thời gian trôi qua, con người nhận ra rằng hành trình của Trái đất không chính xác là 365,25 ngày - nó thực sự mất 365,24219 ngày, tức là ít hơn khoảng 11 phút. Vì vậy, cứ bốn năm lại thêm một ngày thực sự là một sự điều chỉnh nhiều hơn mức cần thiết.

Năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII đã ký một sắc lệnh thực hiện một điều chỉnh nhỏ. Vẫn sẽ có một năm nhuận cứ bốn năm một lần, ngoại trừ những năm "thế kỷ" – những năm chia hết cho 100, như 1700 hoặc 2100. Những "năm thế kỷ" này là ngoại lệ vì tuy chia hết cho 4 nhưng sẽ không có ngày nhuận vào 29.2. Nhưng năm 2000 vừa qua vẫn có ngày 29.2 vì lại có ngoại lệ trong ngoại lệ tức là những năm chia hết cho 400 thì tuy chúng là năm “thế kỷ” nhưng vẫn có ngày 29.2.

Ngày 29.2 còn là ngày lễ độc thân, đôi khi được gọi là Đặc quyền của phụ nữ, là một truyền thống của Ireland. Theo đó, phụ nữ được phép cầu hôn nam giới vào Ngày nhuận, ngày 29 tháng 2, dựa trên truyền thuyết về Thánh Bridget và Thánh Patrick.

Truyền thuyết này được cho là bắt nguồn từ một thỏa thuận giữa Saint Bridget và Saint Patrick. Vào thế kỷ thứ 5, Bridget đã đến gặp Patrick để phàn nàn rằng phụ nữ phải đợi quá lâu mới được kết hôn vì nam giới quá lề mề trong việc cầu hôn, đồng thời đưa ra yêu cầu rằng phụ nữ phải được trao cơ hội. Patrick đã đề nghị rằng phụ nữ được phép cầu hôn vào một ngày trong 7 năm một lần, nhưng Bridget đã mặc cả xuống còn 4 năm.

Những sự kiện nổi bật trong ngày 29/2

Ngày 29/2 không chỉ là ngày khích lệ chị em phụ nữ chủ động “vùng lên” giành lấy hạnh phúc mà còn là ngày diễn ra rất nhiều sự kiện nổi bật trên thế giới. Dưới đây là một số sự kiện tiêu biểu trong ngày 29/2.

1720: Nữ vương Ulrika Eleonora của Thụy Điển nhường ngôi cho phu quân, còn bản thân trở thành Fredrik I.

1752: Aung Zeya lập ra triều Konbaung. Đây là nền quân chủ cuối cùng của Myanmar.

1940: Ernest Lawrence nhà vật lý người Mỹ đã được lãnh sự quán Thụy Điển trao giải Giải Nobel Vật lý năm 1939 tại Berkeley, California (Mỹ).

1952: Quyền cai quản đảo Heligoland (một quần đảo của Đức ở Biển Bắc) được chuyển giao cho chính quyền Tây Đức.

1960: Maroc xảy ra trận động đất lớn nhất lịch sử tại thành phố Agadir khiến hàng chục ngàn người chết và bị thương.

2004: Hơn 7000 phụ nữ Anh đã cầu hôn bạn trai. Trong đó, một MC đã cầu hôn người yêu ngay trên sóng truyền hình.

2008: Một website môi giới ở Trung Quốc có tên gọi là Bách hợp đã tổ chức chương trình khuyến khích nữ giới cầu hôn người yêu.

2012: Công trình Tokyo Sky Tree (tháp phát sóng, nhà hàng, đài quan sát) tại thủ đô Tokyo, Nhật bản hoàn thành.

ngày 29 2 là ngày lễ gì

ngày 29 2 là ngày quốc tế đàn ông

ngày 29/2 năm 2024

29/2 là cung gì

Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày

ngày 29 tháng 2 năm 2024 là ngày gì

năm 2024 có ngày 29/2 không

29/2 âm là ngày bao nhiêu dương 2024

Shopacgame.vn