SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Truyện Chữ

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam hay

Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, những câu chuyện cổ tích không chỉ là những truyền thuyết ngọt ngào mà còn chứa đựng bài học sâu sắc về nhân phẩm, lòng nhân ái và sự khôn ngoan. Dưới đây là 15 truyện cổ tích Việt Nam hay.

Tổng hợp 15 câu chuyện cổ tích Việt Nam

1. Quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đâu. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi trành rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.

Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo:

– Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.

Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én đang chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên chú bé.

Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.

Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác.

2. Đứa con trời đánh

Xưa có một người đàn ông tính rất vũ phu. Đối với vợ con, hơi động một tý là hắn đánh đập không tiếc tay. Hắn ham chơi gà chọi, ham đến nỗi trên đời ngoài gà ra, hắn cho không còn thú gì tiêu khiển hơn thế được. Lần đó hắn mua được một con gà thật tốt. Con gà ấy có nước đá rất hay, đã từng đoạt được nhiều giải. Hắn quý gà vô cùng, chăm sóc từng ly từng tý một.Một hôm hắn đi chơi xa, dặn vợ ở nhà trông nom con gà cho mình. Hắn dọa:

– Mạng của nó tức là của mày đó!

Ngày hôm đó gà mấy lần chạy ra ăn đỗ phơi ở sân. Người vợ ngồi chặt củi gần đấy đuổi mãi không được. Một lần, sẵn con dao chặt củi, chị cầm ném đuổi gà. Không ngờ dao trúng vào cổ, con gà giãy lên đành đạch, một lát thì chết.

Thấy con gà cưng của chồng chẳng may vì mình mà chết, người vợ xanh cả mặt. Nghĩ đến những trận đòn của chồng, nàng gạt nước mắt khóc. Nàng bảo mẹ chồng:

– Con không may đánh chết gà. Chồng con về chắc sẽ không để yên cho nào. Nhưng con đã có mang được bốn tháng nay, biết làm sao bây giờ?

Bà cụ đáp:

– Con đừng lo, để mẹ nhận là mẹ ném cho. Chả nhẽ nó lại ăn thịt mẹ nó hay sao?

Người chồng trở về, vừa bước chân vào nhà đã hỏi vợ:

– Con gà đâu?

Người vợ run rẩy chưa kịp đáp thì người mẹ đã bảo:

– Tao nhỡ tay trót ném chết nó. Rồi ta sẽ đền tiền cho mày mua con khác.

Hắn ta nổi giận đùng đùng, hất hàm hỏi vợ:

– Mày thổi cơm mau mau cho bà ấy ăn no đi!

Cả nhà tưởng hắn dọa dẫm bà cụ. Nhưng cơm nước xong hắn cầm thuổng đi trước, bảo vợ lấy dây trói tay mẹ lại, dắt đi sau. Ra đến cánh đồng, hắn hì hục đào một cái huyệt, quyết định chôn người đã làm chết con gà quý của mình. Nhưng ở trên thiên đình, Ngọc Hoàng đã thấy hết được tội ác của thằng con bất hiếu, liền sai Thần Sét xuống trị tội ngay. Vì thế, huyệt vừa đào xong bỗng đâu trời nổi một cơn gió lớn, giữa đồng có một tiếng nổ rất to. Thần Sét đã nhảy xuống từ khi nào, đánh hắn ngã xuống một bên huyệt và thích mấy chữ vào mặt.

Thiên hạ nghe tin đồn đổ xô đến xem rất đông. Khi quan về khám, sai lấy dấm bôi vào mặt, thấy nổi lên tám chữ “Quý gà chôn mẹ, tội ác không tha”. Ngày nay ở vùng Bắc Ninh có còn cái bia ghi câu chuyện trên. Câu rủa Con trời đánh cũng là do truyện ấy mà có.

3. Lưỡi dao thần

Xưa kia, có một em bé ở đợ chăn trâu cho nhà giàu. Đàn trâu nhà này đông lắm, không ai chịu cho em chăn chung. Quanh năm em phải một mình chăn riêng đàn trâu, giữa chốn rừng hoang, đồng vắng. Chẳng có ai trò chuyện. Đến bữa, tuy nắm cơm của mình đã ít ỏi, em cũng bẻ đôi, lấy một nửa vãi ra cho lũ chim ăn cho vui.Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trầu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy. Lo mất trâu, sợ chủ đánh, em liền theo bờ sông ngược lên, đi tìm. Đến chỗ con sông khúc, nước xoáy tròn như chong chóng, hai bên bờ có nhiều cây lạ, hoa thơm, cỏ non tươi tốt, thì gặp đàn trâu. Đúng trưa, mặt trời đỏ rực như một chậu lửa. Nóng quá, em xuống sông tắm. Có một con rùa nước chỉ bằng quả trứng, bị hòn đá to đè lên một chân. Con rùa quẫy mài mà không sao rút chân ra được. Em bé thương con rùa, đến vần hòn đá cứu sống nó. Từ đó trở đi, hôm nào em cũng đuổi trâu đến đấy. Vì cây cỏ chỗ này tươi tốt bốn mùa.

Ngày tháng trôi qua, đàn trâu đã trông gấp đôi. Em bé cũng đã trở thành một chàng trai khoẻ mạnh. Một hôm chàng trai đang ngồi dưới bóng cây, vãi cơm cho chim ăn, bỗng nghe gió thổi ào ào, cỏ cây bốn bên ngã rạp. Chàng nhìn lên trời, thấy ba chị em cô tiên vạch mây bay xuống. Ba cô tiên đáp xuống chỗ xoáy nước cởi áo để bên bờ, rồi cùng lội ra tắm. Ba cô đều đẹp, nhưng cô út xinh nhất. Chàng chăn trâu muốn lấy cô này làm vợ, liền lẻn ra lấy bộ xiêm áo của cô rồi vào bụi ngồi. Mặt trời đã đứng bóng. Các cô tiên sắp sửa về cõi tiên, nhưng cô tiên út bị mất xiêm áo, ngồi trong bụi cây, cô tiên cả vỗ tay ba cái. Chiếc áo liền bay vụt ra, còn chàng chăn trâu thì nằm lăn ra chết. Từ hôm ấy trở đi, khi mặt trời tròn bóng, ba cô tiên đều xuống đây tắm. Còn xác chàng chăn trâu thì đã thối rửa, hoá bọ, hoá giòi. Có một con giòi rẽ đám, bỏ ra, rơi xuống sông, gặp con rùa bị đá đè, được chàng chăn trâu cứu dăm năm về trước, cũng đang luẩn quẩn ở đây.

Con rùa này là con vị Thủy thần, khi đi chơi, bị mắc cạn, nhờ ơn cứu sống, con rùa chờ dịp đáp đền. Hôm nay, con rùa biết chàng chăn trâu bị chết, nên đến đây cứu. Trông thấy con giòi rơi, rùa đến ngửi hơi, biết là chàng chăn trâu đang chết ở đây. Rùa bò lên bờ, tìm được. Nó nhỏ vào cái thây chết ba giọt nước bọt. Chàng chăn trâu sống lại, ngồi thẳng lên, người khoẻ mạnh gấp mấy lần trước kia. Rùa bảo chàng:

– Ơn người, ta đã đền rồi! Nay ta bảo cho thêm một cây thuốc sống. Giữ cây thuốc sống này bên mình, người sẽ sống mãi. Có ai chết, lấy cây thuốc này chỉ vào người chết sẽ sống lại.

Nói xong, rùa biến mất. Chàng chăn trâu chưa hết ngơ ngác bàng hoàng, đã thấy cây thuốc trước mắt. Cây thuốc chỉ bằng que tăm, xanh như lá mạ, hai đầu bằng nhau, chẳng biết đâu là gốc đâu là ngọn. Chàng xé vải áo cài cây thuốc vào. Ba cô tiên lại vạch mây bay xuống. Tưởng không còn ai, cả ba cô vứt bừa khăn áo trên bờ, chạy ùa xuống nước. Có cây thuốc sống chàng trai chẳng sợ chết nữa, đi thẳng đến lấy chiếc áo của cô thứ ba cắp vào nách, đứng nhìn. Ba cô tiến trông thấy, chạy ùa lên bờ, vỗ tay, hoá phép. Chàng vẫn đứng trơ trơ. Hai cô chị sợ quá, vội vàng tranh lấy áo mặc, bay về trời. Còn cô thứ ba ở lại, làm vợ chàng chăn trâu.

Lấy được người vợ xinh đẹp, nhưng chàng chăn trâu vẫn sống trong cảng nghèo nàn. Tuy vậy, vợ chồng ăn ở hoà thuận. Sau một năm, hai người đã sinh một đứa con trai. Một hôm, vào giữa mùa cây, chàng đuổi trâu đi chăn. Vợ chàng ở nhà, trút bồ thóc ra phơi. Trông thấy chiếc áo tiên chiếc áo tiên chồng giấu dưới đáy bồ, cô vợ đem ra ướm thử. Đi đã lâu, cô tiên nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ chị, nhớ cả làng tiên, nên bay vút lên trời. Khi đuổi trâu về, thấy nhà vắng, con khóc, bếp không có lửa, chàng chạy vào tìm chiếc áo tiên, thì chiếc áo đã mất. Biết vợ đã về trời, chàng đứng ngồi không yên. Thương xót, khóc kể… Chàng bế con đi tìm vợ, không biết bao giờ mới trở lại nhà cũ cảnh xưa. Trước khi đi, chàng bế con đến thăm lại chỗ xoáy nước. Con rùa lại chờ chàng ở đó. Rùa cho chàng thêm hai viên thuốc, một thanh đao, và dặn:

– Thuốc phải uống ngay mỗi người một viên. Còn thanh đao thì chớ để mất. Bao giờ gặp tai biến, đao sẽ tự giải nguy.

Chàng chăn trâu cho con uống một viên thuốc. Đứa bé mới biết ngồi, bỗng to lớn khoẻ mạnh hơn cha. Chàng uống luôn viên thuốc còn lại. Người chàng cũng cao hơn, khoẻ hơn trước kia năm bảy lần, đủ sức đi cùng trời cuối đất. Chàng liền đeo vào lưng, cầm cây thuốc sống trong tay, đưa con đi thẳng về hướng mặt trời mọc.

Đi được ba tháng, cha con chàng gặp một con rác. Con rác cao như bụi tre, chân to bằng chân cột đình. Rác thích ăn lươn sống. bắt hai cha con chàng đi tìm lươn cho nó ăn. Nó bảo:

– Nếu cha con mày trốn, tao sẽ cắt đứt đầu. Trong vòm trời này, chỗ nào tao bay cũng đến, trốn đâu tao cũng tìm được.

Có cây thuốc sống trong mình, hai cha con chàng không sợ chết, nhưng biết không làm sao trốn khỏi đôi cánh to như mái đình của con rác, nên phải chịu nghe nó để lần hồi tìm kế thoát thân. Ngày ngày, hai cha con chàng chăn trâu phải ra đồng, bắt cho nó mấy giỏ lươn. Đến mùa mưa bão, nước ngập trắng đồng, không còn chỗ bắt lươn. Con rác đói, nuốt người bố vào bụng nó, mà không bị trầy da, rách thịt. Có sẵn cây thuốc sống trong người, chẳng biết ngạt, biết đau, chàng cựa quậy, cào xé trong ruột con rác. Bị đau, nó vùng vẫy, lăn lộn, giẫm quang một vùng cây rậm rạp. Cuối cùng, con rác phải chịu thua. Nó bảo:

– Tao không bắt mày đi tìm lươn nữa! Cha con mày muốn đi đâu thì đi…

– Mày chẳng làm sao hại được tao. Mày không thả tao cũng chả cần!

Chàng chui lên cổ con rác nói vọng ra những lời đó, rồi cào cấu mạnh hơn.

Con rác nài nỉ:

– Tao cho hai cha con mày hai cái lông của tao, nó rất cần cho những người đi biển.

Để con rác sống e cản trở đường đi, chàng rút dao cắt đứt ruột nó, rạch bụng chui ra, nhổ hai cái lông cánh, rồi đưa con đi tiếp về phía chân trời. Cha con chàng đi chẳng bao lâu đã hết đất, đến biển. Biển rộng mênh mông, nước xanh ngắt, sóng đập ào ào. Xung quanh vắng lặng, chẳng có người qua lại cũng chẳng có thuyền bè ngược xuôi. Hai cha con chàng đem thanh dao vào rừng đẵn một cây to, khoét ruột làm một chiếc thuyền. Người con lấy nước trầu của cha đang ăn sơn lên thành chiếc thuyền màu đỏ. Lại lấy hai cái lông của con rác cắm đứng lên, đợi gió. Hai cái lông to xoè rộng như hai cánh buồm. Chờ đến ngày nổi gió, hai cha con chàng đẩy thuyền ra biển. Gió mạnh, thuyền rẻ sóng chạy băng băng, nhanh hơn ngựa hay chạy trên đất liền. Mặc cho gió đổi hướng, con thuyền vẫn chạy theo ý định của hai cha con. Chạy qua bên kia biển, con thuyền gếch mũi lên không. Gió lại thổi mạnh. Chiếc thuyền bay bổng lên trời, bay thẳng đến động tiên. Tiên cha đang ngồi xem sách thấy thuyền lao vút đến, liền hỏi các con:

– Đứa nào xuống trần mắc nợ, để người trần lên quấy thiên cung?

Cô tiên thứ ba thú tội “Trót để nhớ thương cho một người chăn trâu nghèo khổ”. Tiên cha nổi giận, truyền trói cô tiên ấy lại, rồi giục quân ra chặn đánh, không cho hai cha con chàng chăn trâu vào làng tiên.

Quân tiên đổ ra đông như một bầy ong, vây chặt chiếc thuyền. Anh chăn trâu xưa nay chưa hề biết chuyện cung kiếm, cũng như chưa bao giờ thấy quân hùng tướng mạnh, nay gặp quân nhà trời, người anh run cầm cập, một tay cầm dao, một tay ôm chặt “cây sống” vào người. Người con trai cũng chưa biết đánh chác ra sao, nên cứ cầm thanh dao nhìn qua, nhìn lại. Bỗng không biết từ đâu, có tiếng nói vọng đến tai anh: “Bao giờ quân nó đến gần, lật lưỡi dao lên, chúng nó sẽ đứt cổ, thủng bụng”.

Anh vững dạ, cầm chắc thanh đao, mắt lăm lăm nhìn quân tiên tràn tới. Khi quân tiên còn cách mình ba bước, anh lật lưỡi dao lên. Tiên cha lại giục quân ra thêm. Nhưng quân tiên ra thêm bao nhiêu, cũng đều bị lưỡi dao thần giết chết.

Hai cha con chàng đi thẳng vào thiên cung. Quân tiên sợ trốn hết, chỉ còn cô tiên bị trói đứng đó. Chàng tiến đến cởi dây. Vợ chồng, mẹ con gặp nhau, vừa mừng vừa tủi. Cô dẫn con và chồng đến xin lỗi cha. Tiên cha hết phép hết quân nên phải bằng lòng để cho cô tiên út trở về trần gian. Chàng chăn trâu đưa vợ con trở lại chỗ chiếc thuyền. Chiếc thuyền bay thẳng một mạch từ thiên cung về biển, rồi từ biển vào đất liền, ngược theo một con sông trở về làng cũ.

4. Con voi với người quản tượng già

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡi. Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cổ. Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữa. Voi bỏ vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có tên là đội Mậu cũng về hưu. Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây làm thuốc. Đang lúc ông lom khom đào rễ cây, thì con voi chạy đến, nhận diện ra người giữ mình khi xưa. Voi lấy vòi quấn ngang bụng đội Mậu, cắm ngà xuống đất, chảy nước mắt, tỏ tình thương nhớ.

Lúc đầu, đội Mậu hoảng hồn, không nhận ra voi, sợ voi vật mình chết. Đến khi thấy voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật mình đã chăn giữ thương yêu ngày xưa. Ông nghĩ bụng: Nếu như cạy đai vàng ra, thì cổ voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội nghiệp nó, nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm vậy.

Nhưng voi không chịu, cứ lấy tay đội Mậu đặt vào chỗ 3 đai vàng ở cổ. Ông đành cố cạy, nhưng đến tối trời mà vẫn chưa cạy đai ra được. Ông cúi đầu lạy voi xin về, nhưng voi nhất định giữ ông lại. Đến gần canh hai, người quản tượng già vẫn không gỡ được đai vàng ở cổ voi. Ông khóc bảo voi:

– Ông quận ơi, chân tay tôi già yếu. Mà ở đây núi rừng tối tăm, nguy hiểm cho tôi lắm. Ông thương tôi với.

Con voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho đội Mậu leo lên lưng voi ngồi, rồi đưa ông về.

Khoảng chừng canh tư, thì về tới nhà. Vợ con đội Mậu thấy voi đi vào sân, sợ hãi toan bỏ chạy. Ông lên tiếng trấn an:

– Đừng sợ, Ông quận này thuở trước theo hầu Vua, tôi theo giữ ông. Hôm nay ông gặp tôi trên núi, ông thương, đưa về đó mà.

Trong vườn sẵn có mấy sào mía, đội Mậu bảo vợ con chặt hết, đem đãi cho voi ăn. Ông còn mua cả 3 quan tiền rượu mời voi uống nữa. Trời gần sáng, voi tỏ ý muốn đi, lấy vòi đưa hai cha con ông đội đặt lên lưng mình, rồi lại chở họ trở về núi. Đến nơi, thì trời sáng bạch. Voi lại bắt tay đội Mậu đặt vào chỗ có đai vàng, ý bảo phải lấy đai đi.

Ông Mậu bảo con:

– Ông quận đã cho, cha con mình phải nhận lấy.

Người quản tượng già bèn cùng con trai lấy dao cạy ra được 2 đai vàng. Máu chảy ướt đẫm cổ voi. Xót thương cho con vật có tình nghĩa, đội Mậu lạy voi xin thôi. Ông kiếm lá thuốc rịt vết thương cho cầm máu, rồi ông ôm chân voi, khóc từ giã. Đội Mậu đem số vàng voi cho về nhà. Từ đó, gia đình ông sống dư giã cho đến chết.

Khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà, vua Quang Trung nghe dân chúng kể về con voi đời vua Lê đang ngự ở trên núi Đầu Tượng. Vua bèn sai quan quân vào núi tìm. Nhưng không ai thấy dấu vết của voi đâu nữa.

5. Tiều A Lé

Có hai vợ chồng một ông già nọ ngày đêm buồn phiền vì không con. Một buổi lên nương, ông bà bỗng thấy một đứa bé ốm yếu, khắp người chi chít ghẻ lở, nằm khóc oa oa bên đường. Bà già nói với chồng:

– Ai đem con ném ở đây chắc là ý Giàng muốn cho ta.

Ông lão gật đầu, bảo bà vợ ẵm đứa bé về nhà nuôi. Họ đặt tên cho nó là Tiều A Lé.

Hai vợ chồng ông già rất mực yêu thương đứa bé. Có bao nhiêu của cải dành dụm được bấy lâu nay, họ đều đem ra đổi lấy gạo, muối, thịt cá để nuôi Tiều A Lé. Những ngày nắng cũng như mưa, bà già đều ẵm cậu bé trên tay, còn ông già lặn lội khắp nẻo suối khe kiếm thêm con ốc, con cua khe về nuôi bé.

Tiều A Lé ngày một lớn lên, nhưng vẫn ốm yếu, oặt oẹo và ghẻ lở, mụn nhọt đầy người. Hai ông bà đã đem nồi đồng, bạc nén đi đổi lấy thuốc chạy chữa mà ghẻ lở ở người Tiều không bớt đi được chút nào. Chạy hết các thứ thuốc, ông bà lại đi mời hết thầy mo gần, thầy mo xa, thầy mo lạ, thầy mo quen đến cúng, mà bệnh tình A Lé vẫn không giảm bớt.

Mười lăm mùa rẫy đi qua, thân thể Tiều có dài ra, mồm Tiều có nói năng được nhưng vẫn phải nằm liệt giường. Lúc ăn, lúc uống, ông bà già phải bón từng miếng cơm, đưa từng ngụm nước.

Của cải trong nhà vơi dần, hai ông bà tuổi ngày một cao, còn sức ở chân, ở tay đã hết. Những ngày động trời, những đêm giá rét, ông già ôm ngực ho khù khụ, còn ở góc nhà thì bà lão rên hừ hừ.

Rồi một đêm rét mướt, ông già cất giọng khàn khàn yếu ớt, bàn với vợ:

– Bà nó à! Ta hết lòng thương con, nhưng liệu có sống được mà nuôi nó nữa không?

Bà già run rẩy trả lời:

– Vợ chồng mình chết, e nó cũng chết theo mất thôi! Nên làm sao bây giờ ông ơi!

Suy nghĩ hồi lâu, ông già bảo vợ:

– Bà nó à! Mình già mình chết! Nó còn trẻ phải để nó sống chứ!
– Biết vậy, nhưng liệu có ai chịu nuôi nó?

Bàn đi tính lại mãi, cuối cùng hai ông bà quyết định sẽ đổi căn nhà của mình lấy một chiếc bè. Có bao nhiêu thức ăn, vật dụng trong nhà, họ chuyển cả lên bè và đặt Tiều A Lé lên đó, rồi thả cho trôi theo dòng nước để may ra có bến thương, bến quý nào nhận nuôi nó lớn lên thành người.

Việc bàn bạc đó được thực hiên. Đứa bé A Lé ra khỏi bến quen, ông bà quay về bản cũ, nằm ngủ trên nền nhà trống. Họ ngủ một giấc dài và không bao giờ dậy nữa.

o0o

Chiếc bè đưa Tiều A Lé xuôi mãi theo dòng nước, đến mấy tuần trăng thì dạt vào một bến lạ.

Bến ấy là của một bản đông người, nhà ở rải rác trên một triền núi dài, nhiều như cả một đàn voi đứng giữa đồi tranh.

Người trong bản đi lấy nước trên bến thấy chiếc bè lạ đều tò mò dòm ngó. Thấy một chàng trai bẩn thỉu nằm trên bè, người ta xỉ mũi, khạc nhổ, lấy sào đẩy bè ra giữa dòng cho nó trôi đi. Nhưng mỗi lần chiếc bè bị đẩy ra giữa dòng nước, chỉ xoay xoay rồi lại dạt vào bến cũ.

Mỗi lần có người xuống khe lấy nước, Tiều A Lé thường ngả tay xin ăn. Con trai, con gái, người già, người trẻ nghe tiếng nó xin xỏ, đều quay mặt đi, vội lánh xa.

Chuyện chiếc bè lạ chở một người ghẻ lở, bẩn thỉu dạt vào bến, lọt đến tai A Nha giàu có. A Nha cho tôi tớ xua đẩy chiếc bè đi, nhưng cũng như mọi vận, chiếc bè bị đẩy ra rồi lại xoay vào chỗ cũ.

Cô con gái út A Nha nghe tôi tớ về bàn sự lạ cùng tò mò lấy cớ xách bầu đi múc nước để xem sao. Vừa đến gần bờ cô gái đã nghe tiếng gọi từ trên bè:

– Cô gái ơi, cho tôi xin ngụm nước.

Thấy chàng trai đau ốm tội nghiệp, lại đang bị hất hủi, cô gái rủ lòng thương, múc ngay cả một bầu nước đầy, đưa lên bè cho anh ta.

Tiều A Lé uống nước xong, lại nói:

– Tôi đói quá. Cô gái cho tôi ăn với!

Nghe chàng trai nói vậy, cô gái ton tả trở lại nhà mang típ(1) cơm của mình đem xuống cho A Lé. Được cơm, anh ta lại kêu:

– Tay tôi nhức buốt quá, không đưa cơm vào miệng được, biết làm sao cô gái ơi!

Chần chừ một lúc, cô gái bước bạo lên bè bón cơm cho chàng trai ghẻ lở ăn.

Chuyện cô gái út A Nha cho chàng trai lạ ghẻ lở uống nước, ăn cơm chẳng mấy chốc từ mồm người này truyền sang tai người kia, lan ra khắp bản và đến tai A Nha. A Nha giận lắm, vừa thấy mặt con gái út dưới chân thang sàn, A Nha đã quát xua đuổi, tiếng quát vang như cọp gầm:

– Đứa con mất nết kia! Mày đã dây bẩn rồi! Tao không cho mày lên sàn, không nhận mày làm con tao nữa!

“Giúp đỡ người bệnh hoạn, đau ốm mà là mất nết sao? Cái lí đúng không như lời cha bảo đâu!” Cô gái út toan cãi lại, nhưng thấy nét mặt hầm hầm của cha, tay cha lại đang lăm lăm ngọn giáo, nên cô cúi đầu, quay ngoắt người đi thẳng về bến nước.

Dân bản nghe A Nha to tiếng đều kéo đến bây kín dưới chân dàn. Nghe A Nha mắng nhiếc cô gái út, có kẻ thương, có người giận, những chẳng ai dám nói một lời bênh vực. Cả những kẻ xấu bụng đã từng mách lẻo chuyện cô gái thương thằng ghẻ, giờ thấy cô lầm lũi đi xuống bến nước, cũng cúi gằm mặt, băn khoăn.

Cô gái leo thẳng lên bè của Tiều A Lé và đẩy bè ra giữa dòng rồi cô nói với anh ta:

– Anh cho tôi ở nhờ với. Cha tôi đuổi tôi ra khỏi bản rồi!

Lần này, chiếc bè ra giữa dòng chảy thì trôi xuôi chứ không lộn quẩn trở lại như trước nữa. Nghe cô gái bảo vậy, Tiều A Lé liền nói:

– Cô muốn ở thì ở chứ tôi chẳng giúp gì được cho cô đâu. Tôi ốm đau, ghẻ lở thế này…

Cô út chỉ chớp mắt, im lặng, mắt nhìn theo con nước đang đưa chiếc bè trôi miết về xuôi. Cô gái út lo lắng, không biết chiếc bè sẽ đưa mình đến bến bờ nào?

Chiều hôm đó, chiếc bè dạt vào một bờ vắng và mắc cạn luôn ở đó. Tiều A Lé hỏi cô út:

– Cô đi với tôi không sợ sao?

Cô út trả lời ngay:

– Sợ kẻ đau yếu, bệnh tật ư? Không! Tôi đi theo vì thương anh thôi.

Tiều A Lé lại hỏi:

– Tôi có gì cho cô ăn đâu?

Cô út bảo:

– Ơ! Rừng của Giàng lắm củ, lắm trái. Con khỉ trên cây, con cá dưới nước có ai nuôi chúng đâu.

Tiều A Lé vặn lại:

– Cô đi trên bè tôi, mong tôi chết để lấy bè à?

Cô út rơm rớm nước mắt bảo:

– Anh nghĩ thế à? Tôi thương anh đem hai bàn tay đến để nuôi anh đấy chứ!

Tiều A Lé quay mặt đi.

Cô gái thấy thế cũng không nói gì thêm nữa. Cô nhảy lên bờ, bứt lá chuối, bẻ cây đem về làm tạm một cái mái che bè. Làm xong thì trời sắp tối, áo váy của cô út bị rách tơi tả. Tiều A Lé nhìn cô gái hồi lâu, rồi bảo:

– Em gỡ dưới mái che, lấy áo váy ra mà mặc.

Cô út nhìn quanh ngơ ngác, ngỡ A Lé nói quẩn. Cô ngồi thụp xuống góc bè. Tiều A Lé lại nhắc:

– Đi thay áo, thay váy đi, áo váy đã có sẵn dưới mái che bè ấy.

Mái che do chính cô út lợp bằng lá chuối làm gì có áo, có váy ở đó? Nhưng nghe A Lé giục, cô út nể lòng, đứng lên sờ tay vào mái lá. Chẳng ngờ chuyện có thật. Ở ngay trong lớp lá chuối cô mới lợp lên có mấy bộ áo váy đẹp để sẵn. Cô gái mừng rỡ, mặc áo váy đẹp vào người.

Tiều A Lé lại bảo:

– Em đói rồi. Từ sáng đến giờ em đã ăn gì đâu.

Lòng cô út rộn lên, quên cả đói:

– Em còn no. Ngày mai em sẽ lên rừng đào củ, hái trái về, hai ta cùng ăn.

A Lé xoay người nói:

– Chẳng phải đợi đến sáng mai. Em đói rồi thì cứ lấy cơm canh trên góc mái xuống mà ăn.

Khi cô gái với tay lên góc lán lấy thức ăn thì ngay trên liếp bè phía gần sau lưng cô chợt bùng lên một bếp lửa.

Cô gái bưng cơm canh xuống, ngồi bón cho Tiều A Lé và cả mình cũng ăn bên bếp lửa bập bùng, ấm cúng. Sự lạ ấy ban đầu làm cô út ngỡ ngàng, nhưng lâu dần cũng quen đi. Ngày qua ngày, cô út được ăn no lại có áo váy đẹp, cô càng trở nên xinh đẹp hơn.

Mỗi ngày một lần, cô út vào rừng kiếm lá, đào rễ cây thuốc về chữa chạy bệnh tình cho Tiều A Lé. Thấy cô gái chăm sóc mình vậy. A Lé nói:

– Bệnh của tôi khó lành lắm. Em đi vậy tốn sức nhiều quá!

Nghe A Lé nói vậy, cô út chỉ cười.

o0o

Chuyện lạ về Tiều A Lé và ôc út đã lọt vào mắt những người tò mò, lại từ miệng người này, sang tai người nọ rồi đến tai A Nha.

Lúc giận, A Nha đuổi cô út đi nhưng lúc con đi xa rồi thì niềm thương, nỗi nhớ như con kiến bò, như con ong đốt bụng A Nha. Duy chỉ có lòng ghét con người ghẻ lở, bẩn thỉu đã rủ rê con gái ông thì vẫn còn nguyên vẹn. Nay nghe tin con gái sống đầy đủ, lòng A Nha có êm êm, bớt nỗi lo đôi chút.

Bỗng đâu có một lũ Nhắc(2) từ phía rừng đang đêm vào cướp bản. Chúng giết trẻ con, đánh bọn người lớn và vơ vét hết của cải nhà A Nha.Trong cơn hoạn nạn, A Nha và những sống sót trôi dạt tận đâu đâu.

Tin đó đến tai cô út và Tiều A Lé. Cô út khóc ròng còn A Lé chỉ nín thinh.

Một hôm, như thường lệ, cô út lại vào rừng lấy thuốc. Mãi đến lúc mặt trời chạy quá nửa vòng đầu, gác ngay vành tai, cô út lại lán, không còn thấy Tiều A Lé đâu.

Lục quanh lán, thấy típ cơm đã xắn ăn mất một nửa, bát canh cũng vơi đúng một nửa, cô út rất lo lắng. Đã có bao giờ Tiều A Lé tự xúc cơm ăn đâu? Hay đã có một người nào đến đây mang A Lé đi mất? Cô út sờ tay lên mái lán, lại thấy mình có thêm nhiều bộ áo váy mới. Cô sờ tay vào góc lán, lại thấy trên tay nặng trĩu. Từ đó, cô kéo ra đúng một gùi gạo với nhiều miếng thịt khô, một ống muối đầy.

“Thôi phải rồi, Tiều A Lé đi đâu đây, nên đã lo đủ cho mình cái ăn cái mặc trong những ngày chờ, những đêm nhớ”. Nghĩ vậy rồi, cô út lấy típ cơm, bát canh ra ăn.

o0o

Lại kể về Tiều A Lé.

Khi cô út vào rừng thì A Lé bỗng ngồi dậy và hiện nguyên hình là một chàng trai đẹp, khỏe. Vấn chiếc khố đỏ gọn gàng, giắt đầy một ống tên dài, Tiều A Lé ăn hết một nửa phần cơm canh, rồi cầm giáo, mang ná nhảy lên bờ, đi về phía bản A Nha.

Từ xa, chàng đã nhìn thấy bọn Nhắc đông vô kể. A Lé giương ná, lắp tên, bắn vèo một mũi giết một lúc hai đứa. Lũ Nhắc thấy vậy nháo nhác cả lên.

Lại một mũi tên nữa bay vèo vào bản, xuyên chết thêm hai đứa. Thằng Nhắc cầm đầu đã nhận ra phía mũi tên bay tới bắn lén bọn chúng. Hắn gầm lên như tiếng gầm của con hổ đực, gọi tất cả bè lũ phóng lao về phía Tiều A Lé.

Hàng trăm mũi lạo nhọn thi nhau bay về một góc rừng. A Lé vung giáo lên đỡ, gạt các mũi lao. Các cây lao bị gạt đều gãy vụn ra, bay trở lại đường bản, biến thành một trận mưa chông, mưa tên, trút ào ào vào đầu lũ Nhắc. Thềm nhiều thằng Nhắc nữa chết trong trận mưa chông, mưa tên dữ dội đó.

Lũ Nhắc nhận ra kẻ thù của chúng có sức mạnh kì lạ. Chúng bèn chạy vào hẻm núi để dựa vào gốc cây, bờ đá chống lại. Tiều A Lé múa giáo đuổi theo, giết thêm không biết bao nhiêu thằng Nhắc khác. Lũ Nhắc sống sót đã lần được một lèn đá dốc đứng, thấy Tiều A Lé đã chạy đuổi đến sát dưới chân, chúng hè nhau xô những hòn đà to như những con trâu đực, con lợn rừng từ trên cao nhào xuống.

Tiều A Lé buông giáo, giơ tay đỡ những hòn đá to tướng ấy, nhẹ nhàng ném bật trở lại đỉnh lèn, tạo nên những tiếng sấm , tiếng sét ầm ầm làm rung chuyển, đổ sụp cả đỉnh lèn, giết chết hết lũ Nhắc.

Leo lên đỉnh lèn đã bị đánh đập tan hoang, mỗi tay Tiều A Lé xách thêm năm xác thằng Nhắc chết, đem về rải ra khắp bản.

Cô út thấy một chàng trai to lớn, ngực rộng, lưng dài, mắt sáng hiện ra trên bến nước, thì hoảng hốt thu mình lại trong góc lán. Người con trai ấy gọi lớn:

– Em ơi! Tiều A Lé đã về đây!

Cô út bưng mặt khóc nức nở, chối từ:

– Anh đi đi! Anh không phải là Tiều A Lé của tôi. Tiều A Lé của tôi khác cơ.

Chàng trai cười:

– Thì chính anh đây chứ còn Tiều A Lé nào nữa?

Cô út quay lưng lại người trai lạ và khóc to hơn:

– Ôi! Tôi đương mỏi mắt chờ Tiều A Lé tôi về! Lá thuốc tôi đã kiếm về đây. Anh là ai? Anh đi đi, đừng đến đây phá tổ, đạp hang của chúng tôi!

Tiều A Lé bước lên bè nghiêng hẳn về một bên. Cô út hoảng hốt kêu to:

– Ối! Ối!

Tiều A Lé chợt biến thành chàng trai ghẻ lở ngồi trước mặt cô út. Cô út mừng rỡ, reo lên!

– Ôi! Tiều A Lé!

Cô nắm lấy bàn tay nhớp nháp của A Lé. Bỗng dưng con người ghẻ lở ấy biến mất. Như trong mơ, cô út đang nắm bàn tay đen rám, chắc nịch của người con trai khỏe mạnh. Chàng nói:

– Em đừng sợ. Anh không còn ghẻ lở nữa. Giàng đã cho anh mang cái lốt bẩn thỉu ấy về do lòng tốt của con người trên miền đất này. Em là người rất tốt, tốt nhất trên thế gian. Anh cùng em làm vợ, làm chồng.

Cô út mừng vui vô hạn, nước mắt cứ trào ra. Hai bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại của cô cứ nắm chặt bàn tay to bè, nâu rám cuồn cuộn gân của chàng trai.

Tiều A Lé kể chuyện mình đã đi giết xong lũ Nhắc cứu bản A Nha cho vợ nghe, cô út càng hởi lòng, hởi dạ. Nghe chồng kể, tưởng mình đang trong cơn mơ.

Hồi lâu, Tiều A Lé nhìn vợ và bảo:

– Em à! Anh giết xong Nhắc nhưng chưa tìm được A Nha. Con nai vàng làm sao gọi được bầy hươu lạc trở về.

Cô út còn trong cơn xúc động nói với Tiều A Lé:

– Tiều A Lé à! Lá xanh mắc trên cành, lá vàng rơi cũng chỉ rơi về cội. Anh cho em đi tìm cha em và dân bản về.

A Lé gật đầu bảo:

– Anh đã nghĩ thế nên anh đem xác Nhắc rải khắp đường bản làm dấu cho em về lại với cha.

Sáng hôm sau, Tiều A Lé cùng cô út quay về phía bản, len lách khắp rừng rậm, núi cao, hú gọi A Nha và dân bản trở về.

Nghe tiếng hú quen, dân bản lục tục kéo về.

Gặp lại cô út, nghe cô kể chuyện Tiều A Lé đã giết hết Nhắc, dân bản còn nửa tin, nửa ngờ. Nhưng khi về bản thấy xác Nhắc nằm chết ngổn ngang, họ mới tin đó là chuyện thật và cử người đi tìm A Nha.

Trong niềm vui được thoát nạn, A Nha càng thêm xót xa về việc làm của mình đối với con gái út trước đây. A Nha cúi mặt, lau nước mắt nói:

– Của cải, trâu bò, cái nhà sàn đẹp che mất con mắt nhìn, làm bẩn tấm lòng cha đối với con.

Dân bản thì vây quanh Tiều A Lé, người sờ vai, kẻ nắm từng cuộn thịt trên bắp tay, trên tấm ngực rộng của chàng. Mỗi người một tiếng khen, có cả tiếng cười, cả những giọt nước mắt mừng vui.

– A Nha à! Con ong làm nên mật mới biết tìm hoa. Hoa La Giong(3) đẹp đấy, nhưng con ong có đến đâu? Hoa Ma koong(4) rơi trên mặt đất ta chỉ ngửi ra mùi hắc mà con ong bâu vào lấy nhụy, lấy phấn, hút mật là tại làm sao? Con út nhà A Nha khác lũ ta ở chỗ đó. Nay A Nha tính sao?

A Nha ngẩng lên, chậm rãi nói:

– Người già nói trúng bụng nghĩ của ta rồi.

Dân bản nghe thế đều vui. Mỗi người một tiếng nói vun vào. A Nha nói tiếp:

– Con gái ta như con chim không biết chọn cành cây gửi tổ. Ta thương nó, dân bản thương nó. Ta biết ơn nó, dân bản biết ơn nó. Còn nó lại bảo nhờ Tiều A Lé. Bụng ta với dân bản cùng một bụng như nó. Nó nhận Tiều A Lé làm chồng, ta nhận Tiều A Lé làm rể, dân bản có nhận Tiều A Lé về ở chung với dân bản không? Người già, dân bản có muốn cho ta làm lễ cúng Giàng không?

Thấy dân bản đều vui vẻ nhận điều tốt lành, ngay ngày hôm sau, A Nha cùng dân bản giết trâu ăn mừng đã trừ được Nhắc và làm luôn lễ cưới cho cô út với Tiều A Lé.

Người già và dân bản đều muốn A Lé làm Xuất (5) làm người mạnh giữ tên ngày vui, giấc ngủ cho dân bản. A Nha trao cả gia tài cho vợ chồng cô út coi giữ cho dân bản vui lòng.

6. Chàng đánh cá và công chúa Thủy Tề

Ngày xưa, có nàng Công chúa con Thủy Vương một hôm hóa làm con cá bơi ngược dòng sông để du ngoạn, chẳng may mắc phải lưới của một người thuyền chài. Cá công chúa bị bắt thả vào gầm thuyền, phải nhịn đói hơn một hôm vì không có gì ăn. May có con trai người thuyền chài ngồi ăn bánh đổ cơm xuống, cá Công chúa mới khỏi chết đói. Trông thấy cá xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơi rồi tuột tay thả rơi xuống sông. Công chúa nhờ thế mà được trở về thủy cung.

Nhưng từ ngày về đến cung điện, công chúa đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã cứu thoát mình, rồi sinh ốm tương tư. Vua Thủy Tề hỏi duyên cớ, công chúa cứ thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người ở trên đất để kết duyên với chàng trai kia.

Bấy giờ người trai đang ở hang Non Nước, thuộc về Ninh Bình ngày nay, sau khi cha mẹ đã mất. Người trai ngày ngày đi câu cá để sống, một hôm gặp nàng công chúa Thủy Cung tìm đến, rồi đôi bên lấy nhau. Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, song hết sức thương yêu nhau.

Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước cách biệt, kéo dài cuộc tình duyên đằm thắm cho đến một ngày kia, nàng đưa chàng cùng nhau về dưới Thủy Cung.

Trong dân gian ngày nay còn nhắc nhở câu:

Chung quanh những chị em người,

Giữa hòn Non Nước mình tôi với chàng

để nói lên mối tình của nàng công chúa con Thần Nước với anh chàng đánh cá miền Bắc Việt Nam.

7. Người thợ săn và mụ chằn

Ngày xưa có một người thợ săn trẻ tuổi. Như lệ thường, một hôm anh vào rừng sâu săn thú. Mải đuổi theo một con hươu, không ngờ anh lạc vào một nơi chân mình chưa bước tới bao giờ.

Đói và mệt, anh cố tìm đường trở ra. Nhưng anh càng đi lại càng lạc.

Cho đến lúc vạch cây rẽ lá lần xuống khe để tìm nước uống, anh mới trông thấy một ngôi nhà bên bờ suối. Mừng quá, anh tiến đến gọi cửa xin nghỉ chân. Một cô gái từ trong nhà bước ra. Cô có vẻ mừng khi nhìn thấy chàng trẻ tuổi. Cô mời anh vào nhà và không giấu giếm ý nghĩ của mình là từ lâu vẫn muốn kiếm một người bạn trai, nay được gặp anh, cô rất vui lòng. Thấy anh đói, cô dọn thức ăn cho anh ăn. Tuy nghi hoặc, nhưng người thợ săn vẫn ăn uống thỏa sức, ăn xong, cô gái nói:

– Bây giờ anh hãy theo tôi để đưa đi giấu ở một nơi kẻo nguy hiểm đến tính mạng?

Người thợ săn ngạc nhiên, hỏi:

– Tại sao lại nguy?

Đáp:

– Ôi! Anh không biết ư? Mẹ tôi là mụ Chằng, ăn thịt người không tanh. Hôm nay mẹ tôi còn bận đi kiếm mồi. Mẹ tôi mà gặp thì mạng anh khó chu toàn. Nhưng có tôi thì anh chẳng còn phải lo, miễn chúng ta sẽ kết thành đôi lứa. Trong buổi đầu anh hãy tạm ẩn một nơi, đợi tôi khuyên dỗ mẹ, rồi hãy hay.

Đoạn, cô gái đưa anh đến một cái hầm, rồi vần đá lấp kín cửa lại.

Trời tối hẳn mụ chằng mới về. Đến cửa, mụ khịt khịt mũi nói:

– Có mùi thịt người! Có mùi thịt người.

Mặc dù con gái có giấu quanh, mụ chỉ tìm một lát là lôi được người thợ săn ra khỏi hầm. Cô gái chạy lại:

– Xin mẹ tha nó cho con. Con cần có một người chồng. Mẹ đừng giết nó đi!

Mụ Chằng hỏi anh đi săn:

– Mày có bằng lòng lấy nó làm vợ không?

Trước tình thế bắt buộc, anh đành phải trả lời:

– Xin vâng! Xin vâng!

Thế là từ đấy anh thợ săn ở lại đây đóng vai con rể mụ Chằng.

Hai người ăn ở với nhau được ít lâu. Người thợ săn buồn nhớ làng quê, bụng muốn trốn lắm, nhưng nghe vợ nói mụ Chằng nhiều phép thuật nên còn ngần ngại. Một hôm, mụ Chằng đi kiếm mồi, anh cố dỗ vợ để được xem bảo bối của mụ. Vợ anh dẫn anh đến một gian buồng kín, mở ra và nói:

– Cái buồng này luôn luôn khóa kín, mẹ tôi không hề cho ai vào. Hôm nay nhân trộm được chìa khóa mở ra cho anh xem.

Trỏ vào một cái gậy, vợ anh bảo:

– Đây là cái gậy thần, gõ đầu này thì làm chết người, nhưng gõ đầu kia lại làm cho người chết sống lại.

Lại trỏ vào hai cái túi:

– Đây là hai thứ bảo bối: một cái có thể làm cho sông biển nổi thành rừng, một cái có thể làm cho núi đồi sụp xuống thành biển, rất mầu nhiệm!

Người thợ săn làm bộ nghi ngờ, vợ cố cãi, nói:

– Không tin, lúc nào mẹ tôi làm thì anh sẽ biết.

– Nếu thế, để tôi thử dùng gậy gõ vào người nàng xem có hiệu nghiệm không, rồi tôi sẽ làm sống lại sau.

Cuối cùng vợ anh cũng bằng lòng để cho chồng thử. Chồng vừa gõ vào một gậy, vợ lăn ra chết ngay. Nhưng người thợ săn đã có chủ ý sẵn, anh không làm cho con gái mụ Chằng sống lại nữa, mà cướp lấy chiếc gậy và hai túi đựng bảo bối rồi trốn đi.

Anh đi suốt cả một buổi từ sáng đến trưa, không dám dừng lại nghỉ. Khi bóng mặt trời đã ngả về chiều, bỗng nghe có tiếng ào ào đằng sau lưng biết rằng mụ Chằng về trông thấy cơ sự đã đuổi theo kịp mình vì nghe nói mụ có phép rút đất, anh bèn ném mạnh túi bảo bối thứ nhất ra phía sau. Lập tức cả một dãy núi lởm chởm mọc lên, cây cối, tre pheo bạt ngàn sơn dã. Anh lẩm bẩm:

– Cho dù có tài phép gì thì vượt được dãy núi này còn bở hơi tai!

Nói đoạn lại cắm đầu chạy miết. Nhưng khi mặt trời gác núi, anh đã nghe tiếng mụ Chằng hét ở đằng sau:

– Thằng kia, muốn tốt hãy dừng lại!

Người thợ săn hoảng quá, nhưng anh cố trấn tĩnh rút ngay túi bảo bối thứ hai ném mạnh về đằng sau. Sau lưng anh vốn đang là một giải đất liền, bỗng hóa ngay thành một biển nước mênh mông, bờ xa tít tắp. Anh lại vừa chạy vừa lẩm bẩm:

– Muốn đuổi được ta họa có là bay!

Nhưng anh không ngờ rằng mình chạy nhanh là thế, chỉ được một quãng đã thấy mụ đuổi theo gần kịp. Lúc này anh đã mệt quá. Trong cơn nguy cấp, anh đứng lại thủ thế sau một gốc cổ thụ. Khi mụ vượt qua, anh xông ra bất thình lình gõ cho một gậy mụ ngã lăn ra chết quay lơ. Trừ được nạn mụ Chằng, anh ngồi nghỉ cho lại sức. Cuối cùng anh cũng tìm được đường về đến nhà. Bà con xóm giềng thấy anh còn sống ai nấy đều mừng cho anh. Anh không quên dùng gậy phép để cứu giúp mọi người.

Buổi ấy, mẹ vua đột nhiên bị một chứng bệnh nguy kịch. Nhà vua là người rất có hiếu, sai rao khắp nước xem ai chữa được sẽ thưởng cho quan cao lộc hậu. Nghe tin anh thợ săn liền vác cây gậy phép đi vào kinh đô. Nhưng khi vào đến nơi thì mẹ vua chết đã được mấy ngày, sắp làm lễ chôn cất. Anh đến cửa Ngọ môn xin vào chữa. Lính thị vệ cản lại không cho vào. Anh nói:

– Tôi nghe nói hoàng đế đang cầu người chữa bệnh cho hoàng thái hậu kia mà.

Họ trả lời :

– Hoàng thái hậu đã chết cách đây năm ngày rồi, ông vào làm gì nữa.

– Chết rồi, tôi cũng chữa được!

Nghe nói thế lập tức họ dẫn anh vào cung. Vua sai mở nắp áo quan cho anh làm phép. Chỉ một gậy gõ vào xác, mẹ vua đã ngồi nhổm dậy. Vua và hoàng gia hết sức mừng rỡ, ban thưởng cho anh rất hậu, lại cho làm quan.

8. Sự tích hoa Cúc vạn thọ

Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường bị ốm đau luôn…

Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học dăm ba chữ. Sau khi mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này.

Năm đó cha em ốm khá nặng. Ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông cũng nghèo. Ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng hắn lại hỏi em:

-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.

-Thưa ông chuyện gì?

-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo.

Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:

-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con…

-Con ông nào? Con nhà ai?

-Con chứ còn con nhà ai nữa?

-Mày ấy à?

-Dạ!

-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?

-Dạ!

-Mày tự làm à?

-Dạ!

-Mày làm không được thì sao?

-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.

-Được!

-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?

-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục nông thóc.

Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói: “Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem.”

Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay. Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc: “Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem!”

Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:

-Hay! Hay! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi! Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!

-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.

-Hay! Hay! Ừ! Như vậy cũng được!

Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói: “Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông!”

Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai gia nhân làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói: “Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không?”

Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:

– Hay! Hay! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi!

– Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà!

Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:

-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông!

Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:

– Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tao sống lại đến đây à?

– Dạ!

Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về… Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:

– Ông cụ nhà tao sống lại chưa?

– Dạ rồi!

– Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:

– Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:

– Thế này mà gọi là sống à?

– Dạ!

– Mày điên à?

– Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?

– Mày bảo ông ấy không chết mà sống đấy à ? – Em bé điềm tĩnh trả lời:

– Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao?

Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:

– Hay! Hay! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi… Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào?

– Ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói.

Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:

– Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! – Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:

– Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về.

Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở: “Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Thưởng cho nó cũng phải lắm.”

Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười nông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng… Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:

-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi!

Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng: Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. ừ thì một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!

Em bé vốn khéo tay lại vô cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha thấy thế liền hỏi con:

-Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:

-Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!

-Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật.

Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé nảy sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:

– Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. – Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:

– Hoa này là hoa thật hay hoa giả?

– Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.

– Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?

– Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:

– Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm! – Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.

– Ừ, đố đi!

– Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.

– Còn nếu không đoán đúng?

– Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.

– Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.

– Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:

– Tao đếm có được không?

– Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm.

Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.

-Tao mở ra đếm có được không?

-Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở.

Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi… Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. ông đếm mãi, gần hết cả buổi sáng mới gọi là xong. ông ta hớn hở trả lời luôn:

– Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:

– Ông bảo là một nghìn cánh?

– Ừ! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?

-Vậy thì ông sai, sai to rồi!

-Sao lại sai! Mày đếm đi!

-Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.

-Thằng này nói lạ! Đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?

-Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.

-Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?

-Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:

-ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!

-Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?

-Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.

-Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?

-Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! – Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.

-Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày! Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày!

Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng. Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước.

Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình.

9. Sự tích chim Ða đa

Ðã lâu rồi, ở dựa mé rừng thưa có đôi vợ chồng người tiều phu ăn ở với nhau hai mươi năm rồi mà không có đứa con để vui cửa vui nhà. Một hôm vợ chồng bàn với nhau nên đến ngôi chùa ở gần triền núi ăn chay niệm Phật để cầu con.

Quả nhiên đi cầu tự trở về được ít lâu, vợ người tiều phu có thai, sinh được một con trai, đặt tên con là Ða Ða. Lúc thằng Ða Ða lên bảy tuổi thì mẹ nó qua đời. Còn lại một cha một con không ai sớm hôm săn sóc cho đứa trẻ, người tiều phu phải ngày ngày vào rừng đốn củi mãi tối mịt mới về, sự mệt mỏi làm cho gã không đủ sức để săn sóc nuôi dưỡng con thơ. Sau nhiều lần cân nhắc gã tiều phu không còn biết làm cách nào hơn là cưới thêm một người vợ kế.

Người đàn bà này không được hiền lương như mẹ ruột của Ða Ða. Ngoài roi vọt, tiếng nặng tiếng nhẹ, chị ta còn bắt Ða Ða phải lặn lội trong cánh đồng lầy chăn đuổi bầy vịt của chị ta nuôi. Ðã vậy đến bữa, chị ta chỉ cho thằng Ða Ða ăn cơm thừa canh cặn đói no mặc kệ. Vì vậy tối đến thấy cha về thằng Ða Ða thường thút thít khóc kể với cha về nỗi dì ghẻ hành hạ chăn vịt, đòn bộng lại còn cho ăn đói.

Nghe vậy, người dì ghẻ càng ghét cay ghét đắng thằng Ða Ða nặng lời nhiếc mắng, đánh đập tàn nhẫn rồi để chồng tin, đợi lúc gần tối chị xúc một chén cát, lấy cơm trắng trải lên trên cho thằng Ða Ða bảo ăn. Thằng Ða Ða không dám cãi lời dì ghẻ, lại nghĩ tủi thân, hồi nào còn mẹ được ăn uống đầy đủ, nâng niu, săn sóc nay thì cực khổ, cơm lại trộn cát bảo ăn, làm sao ăn được. Nó cứ cầm chén cơm mà khóc cho tới lúc cha nó lơn tơn xách rựa về nhà.

Phần mệt nhọc, lại nghe tiếng dì ghẻ chanh chua mắng vốn: “Ðó, ông xem thằng Ða Ða hành hạ tôi đến bực nào, cơm đã dưng tận tay nó không chịu ăn ngồi khóc rấm ra rấm rứt khi ma trù mà ẻo thì còn làm ăn gì được”.

Gã tiêu phu nóng tính, nghe vậy bực mình rồi, lại thấy chén cơm trong tay Ða Ða là cơm trắng ngon lành tại sao không ăn mà ngồi khóc.

Nổi khí xung thiên, gã vớ lấy khúc củi đánh thằng Ða Ða, chẳng dè trúng nhầm đầu đứa bé ngã ra chết. Chén cơm trắng đổ tứ tung bày ra những vữa cát.

Bây giờ gã tiều phu mới hiểu được lòng dạ bạc ác của người vợ kế thì đã muộn rồi. Bác chỉ còn cách chôn con và đuổi chị ta ra khỏi nhà.

Ba ngày sau ra thăm mả thằng Ða Ða, gã tiều phu thấy từ dưới mả một con chim kỳ lạ sắc xám bay lên đậu trên cành nhìn bác rồi cất tiếng kêu:

Bát cơm cát trả cho cha, đánh bể óc ác la, ác la đa. 

Gã tiều phu biết ngay rằng hồn thằng Ða Ða hoá thành chim, buông ra những tiếng kêu thê thảm.

10. Sự tích ông Ba mươi

Đã từ lâu lắm, trên cõi trời có một người có sức khỏe lạ lùng, những việc dời núi, lấp biển, đội đá, bẻ cây,… không một ai bì kịp. Nói về tài phép, ông cũng thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị trên Thiên Đình. Đặc biệt ông có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ. Vốn tinh nghịch và hung hăng quen thói từ hồi trẻ, Phạm Nhĩ không mấy khi ngồi yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông thù ghét. Nhưng người ta đều tránh né ông, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng hảo hán không chịu nổi chỉ một cú đấm, cái gạt của ông.

Thấy mọi người đều thua tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phụ. Ông cho rằng các vị thần xung quanh Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là đồ bị thịt, tài nghệ và sức khỏe không có tý gì. Và ông lấy làm bực mình vì sao bấy lâu danh tiếng mình nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng vời vào để trao cho một chức vị xứng đáng. Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phụ của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ đâm khinh nhờn cả Ngọc Hoàng, tự nghĩ rằng có sức mạnh và tài phép như mình thì nên làm vua nhà Trời mới phải. Thế rồi chẳng bao lâu ông đã tụ tập xung quanh mình một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người, thành một đội quân bất trị. Đội quân này ngày một đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên Đình mà vì sợ oai Phạm Nhĩ nên không một ai dám bắt. Cuối cùng, Phạm Nhĩ cầm đầu đội quân tiến đến Thiên Cung đòi hạ bệ Ngọc Hoàng để cho mình trị vì thiên hạ.

Nghe tin chẳng lành, Ngọc Hoàng thượng đế vội vàng sai các bậc tướng lĩnh đem quân nhà Trời ra ngăn chặn. Có đến mười tám vị tướng, vị nào cũng lục trí thần thông, miệng thét ra lửa, tay bẻ gãy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Không đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về.

Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Nhưng cũng chẳng mấy chốc ông đã làm cho bọn này nếm mùi thất bại chua cay. Quân đội nhà Trời vốn đông như kiến cỏ, không ngờ kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy tán loạn như ong vỡ tổ. Thừa thắng, Phạm Nhĩ thúc quân tiến lên vây chặt Thiên cung.

Thấy thế, Ngọc Hoàng thượng đế hết sức lo lắng. Theo lời bàn của các triều thần, Ngọc Hoàng vội sai Bắc đẩu cầu cứu đức Phật. Nghe tin cấp báo, đức Phật liền sai Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ. Nhưng đức Phật không ngờ Chuẩn Đề tài phép cao cường là thế, lại bị ăn đòn nặng nề của Phạm Nhĩ đến nỗi lê lết chạy về, xiêm giáp tả tơi.

Sau rốt, đức Phật đành phải tự thân ra đi. Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may chửi bới Ngọc Hoàng và bọn triều thần bất tài bất lực, thì đức Phật đã xuất hiện giữa không trung. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của đức Phật, toàn thân co rúm, không cất chân động tay được nữa. Thế là ông bị bắt. Bọn bộ hạ mất tướng như rắn mất đầu, không ai bảo ai tẩu tán khắp nơi.

Trước khi ra về, đức Phật giao lại tên tù cho Ngọc Hoàng xử trí, nhưng cũng dặn làm sao cho y hối lỗi chứ đừng giết hại. Ngọc Hoàng bèn quyết định đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp vật. Nhưng trước hết Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông để tước bớt sức mạnh, e rằng bất thần ông lại bay trở về Trời thì rất nguy hiểm. Hơn nữa, Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại. Tuy nhiên, thể theo lời dặn của đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm chúa tể sơn lâm để an ủi đôi phần.

Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn có cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn còn giữ được một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu chúa tể mà Ngọc Hoàng phong cho. Cho đến sau này, dòng dõi nhà ông vẫn nối nhau làm chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiềng ông, không dám gọi cái tên “Hổ”, mà chỉ gọi tránh là ông “Ba Mươi”. Tại sao lại gọi là ông Ba Mươi? Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa.

Ngày nay còn có câu:

Trời sinh ra hùm có vây

Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời

để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia.

11. Sự tích con khỉ

Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. Ông cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:

– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.

Ăn xong, ông cụ bảo nàng:

– Hồi nãy làm sao con khóc?

Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.

– Ta là đức Phật, – ông cụ nói tiếp, – ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!

Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.

12. Chàng đốn củi và con tinh

Ngày xưa có một anh chàng nghèo khó, sống một thân một mình. Tuy làm việc tất lực nhưng đói rách vẫn hoàn đói rách. Những bông lúa đẹp do bàn tay chàng vun bón thì cứ thi nhau chạy về nhà lão trọc phú. Cuối cùng, chàng đành bán tất cả những thứ còn lại trong nhà để mua một lưỡi búa, với ý định từ nay làm nghề đốn củi nuôi thân, may chi thay đổi được số phận.

Nhưng kiếm được một gánh củi không phải là dễ. Một hôm, theo lệ thường chàng tiến vào rừng sâu tìm củi. Sắp giơ búa giáng vào một cây đại thụ bỗng có một con tinh từ trong thân cây hiện ra trước mặt van lạy, van nài. Chàng dừng tay hỏi:

– Mày muốn gì?

Đáp:

– Xin ngài làm ơn đi chặt chỗ khác, tha cho chúng tôi ở đây được yên ổn.

Thấy thế, chàng càng làm già:

– Không được. Tao hết hơi, hết sức mới tìm được cây gỗ này chặt về lấy tiền nuôi thân mà mày lại bảo tao đi đâu. Hãy cút ngay cho tao làm việc.

Con tinh thấy anh chàng lại giơ búa, hốt hoảng:

– Cây này với chúng tôi như bóng với hình, không thể nào rời được. Ngài hãy thương cho, chúng tôi sẽ xin kính biếu ngài một vật.

– Vật gì? Đưa ra đây. Mau! Nếu không thì đừng có trách.

Con tinh bảo chờ một lát, đoạn mang đến một cái mâm đồng và nói:

– Ngài chỉ cần gõ vào mâm ba tiếng là có ăn ngay, muốn thức ngon vật lạ bao nhiêu cũng có.

Nghe nói, anh chàng vô cùng mừng rỡ, vội nhận lấy mâm ra về, không quên hứa để cho con tinh được yên ổn.

Khi đi qua chợ, chàng ghé ngay vào quán cơm, nơi mà thường ngày mình vẫn đặt gánh củi nặng trước cửa vào một cái bánh, vài đĩa xôi ăn đỡ đói và đỡ mệt. Lần này, chàng có ý khoe với nhà hàng là từ nay mình sẽ không cần ăn chịu và cũng không cần ăn khổ như trước nữa. Nghĩ vậy, bèn đặt mâm của mình trước mặt vợ chồng chủ quán và mọi người, gõ lên ba tiếng. Tự nhiên trong long mâm tuôn ra những bát cơm, bát canh, những đĩa cá, thịt, giò, chả đầy tú ụ, những chén rượu cúc tràn trề, v.v…, toàn là những thức ăn chưa bao giờ được nếm. Trước con mắt ngạc nhiên của đám đông khách ăn trong quán, chàng đốn củi đắc chí mời họ cùng ngồi dự tiệc.

Ăn xong, say rượu, chàng nằm lăn ra giường làm một giấc ly bì. Lão chủ quán thấy thế thì động lòng tham lam. Thừa dịp mọi người tản đi, hắn vào buồng chọn một cái mâm giống với chiếc mâm màu nhiệm kia, rồi đánh tráo vào. Chàng đốn củi thức dậy không biết là mâm đã bị đánh tráo, hý hửng mang về. Sắp về tới làng, anh nghĩ bụng nên cho mọi người biết số phận của mình từ nay đã khác trước và nhân thể đãi làng xóm chén một bữa ra trò. Cho nên chàng rẽ ngay vào đính đánh trống gọi làng ầm ĩ. Tất cả mọi người từ ông tiên thứ chỉ cho đến anh mõ, ai nấy đều tưởng là có việc, lục tục đổ ra đình đông như hội. Anh chàng trịnh trọng lên tiếng:

– Không mấy khi cháu có bữa rượu, vậy mời quý cụ và đồng dân thượng hạ ngồi vào dự cuộc.

Nói rồi đặt mâm xuống chiếu, gõ lên thành mâm mấy cái. Nhưng anh ngạc nhiên thấy lần này mâm không còn mầu nhiệm như trước nữa. Chàng gõ mãi, gõ mãi, mâm vẫn trơ trơ bất động. Cho là đánh lừa mọi người, ông xã trưởng liền sai tuần đinh xông lại nện cho chàng một trận nên thân.

Trở về nhà, chàng đốn củi bực mình vô hạn. Chắc chỉ có con tinh nó lừa mình nên chuyện mới xảy ra như thế. Cho nên qua ngày mai, anh lại vác búa lên rừng tìm đến cái cây cũ ra sức giáng búa vào. Con tinh hốt hoảng chạy ra van lạy chí chết và xin tặng một con ngựa ỉa ra vàng để được tha tính mạng.

– Đưa ngay ra đây cho ta. Đồ lừa đảo!

Chàng quát lên như thế và chỉ lát sau một con ngựa đã hiện ra. Chàng cưỡi lên phi một đoạn để cho ngựa ỉa, quả nhiên có rất nhiều vàng vụn văng ra sáng giấp giới. Chàng mừng quá, giắt búa vào lưng và cưỡi ngựa ra về.

Đến chợ, chàng lại xuống ngựa, vào khoe với vợ chồng lão chủ quán:

– Lần này tôi có con ngựa vô cùng quý báu. Trong bụng nó là cả một kho vàng đấy ông bà ạ! Rồi nó sẽ làm cho mà xem!

Lão chủ quán thấy quả đúng như thế thì hoa cả mắt. Hắn sung sướng được chàng biếu trọn số vàng rơi ra. Nhưng hắn còn muốn được cả con ngựa. Hắn vội dọn cho anh một mâm đầy rượu thịt. Rồi chờ lúc anh chàng ngủ say, hắn lại đi tìm một con ngựa khác cũng có màu lông hung hung y hệt để thay vào, rồi dắt con kia đi biệt.

Khi tỉnh dậy, chàng đốn củi vẫn không ngờ vực gì cả. Chàng lại nhảy lên ngựa cưỡi về đến đầu làng. Bụng bảo vệ: – “Lần trước vì con tinh khiến cho ta mang tiếng là đánh lừa mọi người. Lần này ta phải biếu bà con một ít vàng để bà con thấy ta thực bụng”. Thế rồi, chàng lại vào đình đánh trống ầm ĩ. Làng lại đổ ra đình. Chàng nói:

– Tôi lần này có con ngựa rất có phép ỉa ra vàng. Vậy mời làng ra đây để nhận cho tôi một ít của báu.

Đoạn chàng phi cho ngựa ỉa, nhưng con ngựa ấy thì làm gì mà có vàng. Nhìn thấy đống phân ngựa vãi ra không hơn gì những đống phân ngựa khác, các cụ cho là thằng cha đã xỏ xiên cả làng nên không nên được cơn tức giận. Cuối cùng, chàng bị làng tịch thu con ngựa và còn bị tuần nọc xuống đánh ba mươi roi.

Qua ngày hôm sau hắn lại dậy sớm vác búa lên rừng quyết trị cho con tinh một mẻ. Lần này chàng bổ những nhát búa rất dữ dội. Thấy con tinh hiện ra quỳ lạy khóc lóc, chàng quát to:

– Sao mày dám lừa ông làm ông mang oán với mọi người. Mâm và ngựa của mày chỉ là những của vứt đi, không đáng một đồng kẽm.

Con tinh hết sức phân trần, vạch tội lão chủ quán, rồi nói tiếp:

– Để tôi xin biếu ngài cái ống này, lúc về có thể lấy lại những của đã mất.

Hắn đưa ống ra và dặn:

– Cái ống này có phép làm cho bất kỳ bao nhiêu người cũng phải chống ngược lên trời nếu cầm ống chỉ lên không ba lần. Cho đến khi nào gõ xuống đất ba lần thì mọi sự trở lại như cũ.

Nghe bùi tai, chàng đốn củi lại dừng tay búa, cầm ống phép bắt con tinh phải chống đít lên trời xem thử, thấy quả nghiệm rồi mới ra về.

Đến chợ, chàng lại ghé vào quán cơm tươi cười hỏi mọi người:

– Các ông các bà có muốn chống chăng?

Vợ chồng lão chủ quán tưởng có món gì bở nên vội đáp:

– Cơm ăn no, trầu đầy đây, không chống để làm gì?

Lập tức cái ống mầu nhiệm đã bắt cả nhà lão chủ quán chống hai tay xuống đất, chân giơ lên trời không cụ cựa.

Chắc là lần này chàng đốn củi đã rõ mưu mô gian dối của mình nên cố tâm phạt mình với phép thuật thần dị, lão chủ quán van khóc hết lời. Hắn hứa trả lại mâm và ngựa để xin tha mạng. Anh chàng chỉ cần có mấy món bảo vật cũ, nên vui lòng làm phép tha cho cả nhà lão đứng dậy.

Khi châu đã về hợp phố, chàng phi ngựa nước đại trở về làng. Chàng không quên tiến vào đình thúc một hồi trống lớn mời làng như mấy lần trước. Thế rồi trước mặt quan viên và đồng dân thượng hạ, chàng đặt mâm xuống chiếu mời mọi người chia hàng ngồi vào.

Tiếng gõ mâm lúc này rất có hiệu quả. Cơm rượu và mọi thức ngon vật lạ tuôn ra đầy mâm đầy chiếu. Cả làng không đợi mời nhiều, ai nấy cắm đầu ăn uống mặc sức.

Ăn uống xong đâu đấy, chàng chỉ vào con ngựa và nói:

– Nếu quý cụ và mọi người vui lòng nhận một ít vàng tôi sẽ bảo con ngựa này làm ngay.

Không một người nào từ chối lòng tốt của chàng. Họ đứng ra hai hàng, mỗi người cầm một cái rá chực hứng phân ngựa. Quả nhiên, ngựa chạy đến đâu, người ta đổ xô nhau nhặt đến đấy vì họ thấy lấp lánh trên mặt đất bao nhiêu là vàng vung vãi.

Xong cuộc nhặt vàng, anh chàng giơ ống lên và hỏi:

– Bây giờ còn ống phép này, bà con ta ai muốn chống xin mời đứng về phía này.

Bấy giờ người đã no say lại được vàng giắt lưng, ai nấy chắc mẩm lại có món quà gì nữa, nên chẳng một ai từ chối. Ống vừa giơ lên, tất cả mọi người đều chổng đít lên trời, dù cố gắng thế nào cũng không buông xuống được.

Hôm ấy, không ngờ lại có lão trọc phú và con gái lão cũng có mặt ở đấy. Con gái lão là người đã làm cho chàng đốn củi chết mê chết mệt. Mọi ngày, tuy thấy anh nghèo khổ mà nàng vẫn tỏ lòng quyến luyến, những lúc chàng đến làm công cho lão trọc phú, hai bên từng có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò. Nhưng đối với lão thì đừng có hòng tính chuyện lấy nhau. Bây giờ đây, thấy lão van như vạc, chàng tới thỉnh cầu lão gả con gái cho mình. Lão gật. Thế là chiếc ống lại gõ xuống đất buông tha tất cả mọi người.

Rồi đó, anh chàng đốn củi lấy được vợ như ý muốn. Với ba món bảo bối, chàng đi khắp thiên hạ giúp đỡ những người nghèo khổ và trị tội những bọn tham lam độc ác.

13. Cáo và sói

Có một thời kỳ, không phải chỉ có thỏ mà cả cáo cũng không ăn thịt. Chúng chỉ sống bằng cỏ cây, nhành lá mà thôi.

Một hôm, sói đến gặp cáo. Nó bảo cáo:

– Sống thế này cực quá! Ta thấy ngươi tối ngày chỉ chúi mũi gặm cỏ với lại ngước mắt ngó cành cây. Thôi, đến làm đệ tử ta, ta sẽ huấn luyện cho ngươi trở thành kẻ ăn thịt. Hằng ngày ngươi sẽ được ăn thịt, ăn gan.

– Nhưng tôi phải làm gì mới được chứ? – Cáo hỏi.

– Mới đầu thì chỉ cần ta bảo gì thì ngươi làm nấy. Sau đó tự ngươi sẽ biết thôi.

Cáo miễn cưỡng đồng ý đi theo sói. Chúng đi, đi mãi, cuối cùng đến một bãi cỏ nhỏ trong rừng, có một con ngựa đang ăn cỏ ở đó. Sói kéo cáo nấp vào sau bụi cây. Nó bảo:

– Ngươi vòng lên trước, nhìn xem mắt ta đã nẩy lửa lên chưa?

– Đỏ như hai hòn than đang cháy ấy. – Cáo đáp.

Sói lại hỏi:

– Bờm ta dựng lên chưa?

– Dựng ngược lên đến khiếp!

Sói lại hỏi:

– Còn đuôi ta quật qua quật lại chưa?

Cáo đáp:

– Chỉ nghe thấy tiếng kêu vun vút thôi!

– Thế thì, tấn công!

Sói la lớn, nhảy phốc một cái đến ngay chỗ con ngựa, phanh luôn bụng ngựa ra. Cáo cũng xông đến kịp thời. Sau đó, hai con chia nhau chén sạch con mồi.

Khi ngót bụng, chúng lại kéo nhau đi “trừng trị” những con vật khác, thoạt đầu là một con cừu, sau đó là một con bò.

Thế rồi, cho rằng đã hiểu biết đầy đủ về nghề kiếm thịt, có thể làm ăn độc lập được rồi, cáo bèn bỏ sói, ra đi.

14. Mẹ hiền, con thảo

Xưa một nhà có hai mẹ con, mẹ thì hay ăn thịt gà, mà con thì hết lòng chiều mẹ. Phải khi trở trời, bà mẹ mệt nhọc trong mình, không muốn ăn gì, chỉ muốn ăn thịt gà. Chẳng may bấy giờ láng giềng hàng xóm không ai có gà mà chợ thì xa, trời thì mưa gió, không làm thế nào kiếm cho ra gà.

Ở nhà cũng có một con gà mái, nhưng nó lên ổ, mới nở được mười hai con gà con. Người con không biết tìm đâu ra gà, mới nói với mẹ: xin làm thịt con gà mái để mẹ ăn.

Bà mẹ gạt đi bảo rằng:

– Gà mái, con nó còn nhỏ, hãy để nó nuôi con cho lớn, trước là biết thương loài vật, sau là bán được lấy tiền. Con không nghe người ta thường nói: “như gà mất mẹ” sao? Đừng làm thịt nó, tội nghiệp.

Con thưa rằng:

– Mẹ nói thế cũng phải, nhưng gà lại sinh ra gà, còn cha mẹ không ai sinh ra được nữa, mẹ cứ để con giết cho mẹ ăn.

Bà mẹ nhất định không chịu, nên con đành phải theo ý mẹ.

Làng nước ai biết chuyện cũng khen rằng: “Thật là mẹ hiền, con thảo: Con biết thương mẹ, mẹ biết thương gà”.

15. Sự tích quả Loòng Boong

Những ngày xưa lắm, có hai mẹ con nhà nọ nghèo quá, phải đi ở cho một tên nhà giàu. Cha em bé vốn làm nghề kiếm củi trong rừng, một lần không may đã bị hổ vồ chết.

Cả ngày làm hết mọi công việc nặng nhọc, lại bị đánh, bị mắng, hai mẹ con chỉ thấy vui sướng khi đêm đến, được nằm bên nhau trên mảnh chiếu rách, trải ở xó nhà. Lúc ấy, người mẹ mới ôm con vào lòng và vuốt ve, ôn ủi.

Một lần em bé gái bị ốm nặng nằm liệt không dậy nổi. Người mẹ thương con, thỉnh thoảng lại lén vào thăm. Tên nhà giàu thấy được, hắn nắm lấy tay em bé giật mạnh một cái và lôi dậy bắt đi làm. Hắn vừa bỏ tay ra thì em bé ngã khuỵu xuống. Tên nhà giàu càng tức giận. Hắn chộp luôn cái roi mây và quật vào lưng em mấy cái. Em bé và người mẹ cùng thét lên. Mà kỳ lạ quá, tên nhà giàu quật bao nhiêu lằn roi trên lưng đứa con thì bấy nhiêu lằn roi cũng hiện lên trên lưng bà mẹ. Từ đó hễ tên nhà giàu đánh con đau ở đâu thì người mẹ đau ở đó, đánh người mẹ đau ở đâu thì đứa con đau ở đó.

Lúc đầu, vợ chồng tên nhà giàu không hề biết chuyện ấy. Nhưng có một hôm, vợ tên nhà giàu vừa tát vào mặt người con đỏ lằn cả năm ngón tay trước mặt người mẹ, thì mụ ta trố mắt thấy năm dấu ngón tay cũng hiện rõ lên ngay trên khuôn mặt đau khổ của người mẹ.

Mụ chỉ lạ thôi, còn nếu đánh một mà đau cả hai thì điều đó chỉ càng làm cho mụ ta hả dạ.

Tên nhà giàu có nuôi một con chim quý. Đó là một con chim họa mi, có tiếng hót hay nhất trong vùng. Nghe nó hót, tất cả những người nuôi chim họa mi khác đều thấy những con chim mình nuôi không còn giá trị gì nữa. Con họa mi được ở trong một cái lồng sơn son, chạm trổ hết sức công phu. Con chim họa mi rất mến hai mẹ con em bé nhà nghèo. Nhất là mỗi khi thấy hai mẹ con bị đánh, bị chửi, họa mi cứ đứng im nhìn ra, đôi mắt nhỏ long lanh như muốn khóc và nhất định không chịu hót cho tên nhà giàu nghe nữa. Nhưng chính em bé nhà nghèo kia lại rất thích nghe họa mi hót. Vì vậy mỗi khi thấy chim lặng câm, em lại đến bên cái lồng son và nài nỉ:

– Họa mi ơi! Hót đi!

Họa mi lập tức hót ngay. Nó hót thật hay như để dùng tiếng hót của mình xóa hết nỗi đau của hai mẹ con em bé.

Một hôm, đi gánh cỏ về, em bé chợt nghe họa mi đang hót, giọng không vui. Em lại gần chim và hỏi:

– Sao họa mi buồn thế?

Họa mi nhìn ra xa một giây lâu rồi hót lại để đáp:

– Họa mi muốn ra khỏi lồng để hót với bạn bè ngoài kia. Mắt em bé sáng lên… Em lập tức mở lồng và bảo chim:

– Thế thì họa mi bay đi! Bay mau đi!

Họa mi nhìn em bé, chần chừ không chịu bay:

– Rồi nó đánh chị chết mất! Chết mất!

Em gái liền bảo:

– Nó không biết là tôi mở lồng đâu! Chim cứ bay đi!

Họa mi vẫn chần chừ.

Chợt có tiếng tên nhà giàu cưỡi ngựa ở ngoài cổng đi vào. Em bé liền thò tay vào lồng bắt lấy chim và mở tay ra cho chim bay đi. Họa mi đành bay vù đi ngả khác để cho tên nhà giàu không trông thấy.

Em bé đóng ngay cửa lồng và gánh gánh cỏ đi ra vườn sau.

Tên nhà giàu đi vào, mặt mày hớn hở lắm. Theo sau hắn là một tên nhà giàu ở làng bên. Tên này ngỏ ý muốn mua con chim quý với giá hai lông vàng mười. Em bé gái vừa gánh cỏ ra sau vườn vừa nghe ngóng.

Mẹ em bỗng ở trong nhà chạy ra, mặt tái nhợt:

– Mộc ơi! Con họa mi đâu không thấy nữa con?

– Con thả nó ra rồi! Bỗng có tiếng chim họa mi hót lên, giọng đầy lo lắng. Ở trên kia, tên chủ nhà, nghe tiếng chim của mình hót liền cười khoái chí, hắn nói với lão khách làng bên:

– Đấy! Tiếng con chim nhà tôi đấy! ông nghe chưa?

Người mẹ liền lôi nhanh con ra phía cổng sau rồi bảo:

– Trốn đi! Không thì chết mất! Trốn mau đi con ơi!

Em bé gái nghe lời mẹ chạy về phía rừng sâu…

Tên chủ nhà bây giờ mới đưa khách ra hiên để xem con chim quý. Hắn bỗng tái xám cả mặt mày khi thấy con chim quý đã biến mất. Hắn thét lên:

– Mộc!

Người mẹ em gái chạy lên.

– Thưa ông, ông gọi gì cháu ạ?

– Con họa mi đâu rồi?

Người mẹ run lẩy bẩy:

– Dạ thưa, tôi cho nó ăn, quên không khép cửa lồng lại nên nó…

Không để người mẹ đáng thương kịp nói hết lời, tên nhà giàu trợn mắt quát:

– Chết! Mất con chim này thì mày phải chết!

Nó quơ luôn cái mác dùng để săn thú xỉa luôn vào ngực người mẹ một cái. Người mẹ ngã xuống. Ngực bà bị lưỡi mác đâm vào, máu trào ra như suối.

Tên giết người liền sai đầy tớ đem giấu xác người mẹ vào xó tối để đêm đến mang ném lên rừng, hổ báo ăn cho mất tang.

Tên nhà giàu làng bên sợ liên lụy vội vàng lủi mất.

Tên giết người bỗng giật mình khi nghe tiếng con chim họa mi của chính hắn lại hót ngay trên nóc nhà hắn. Chao, tiếng hót của nó nghe mới lạ lùng làm sao! Nghe như thương, như khóc.

Tên nhà giàu vội chạy ra nhìn lên. Nhưng chim họa mi đã bay vù đi về phía ngả rừng.

Ở đấy, em bé gái chạy trốn cũng vừa kêu lên và gục xuống. Ngực em như cũng vừa bị mũi mác đâm vào và máu cũng trào ra như suối. Họa mi đáp xuống ở ngay bên cạnh và hót lên thảm thiết:

– Chị ơi! Ai ngờ nó ác thế! Ác thế!

Họa mi bỗng ngừng hót rồi bay về phía làng. Họa mi bay đáp xuống bên cái lồng cũ và hót lên réo rắt. Tên nhà giàu vội chạy ra và rình rình để chộp bắt lại con chim quý.

Họa mi chờ cho hắn đến gần mới bay đi ra đậu trên cành khế ngoài vườn. Tên nhà giàu đuổi theo. Họa mi lại bay khỏi vườn và đậu ngay trên cây duối thấp ở trước ngõ. Tên nhà giàu vẫn chạy đuổi theo. Hắn đuổi theo và họa mi cứ dần dần dẫn hắn chạy về phía ngả rừng.

Đến đây, họa mi đỗ ngay bên một bờ vực và càng hót lên những tiếng hót hay nhất của mình. Tên nhà giàu càng há vọng vì thấy chim đã có vẻ mỏi mệt, bay không được xa nữa…

Họa mi vẫn đỗ im chờ hắn đến thật gần. Họa mi làm ra vẻ như chỉ còn chờ hắn đến bắt lại mình thôi.

Tên nhà giàu càng mừng rỡ.

Không khéo phen này con chim quý mang mấy lông vàng của hắn mà bay mất. Hắn khom người, rón rén đến sát bờ vực. Họa mi cứ nhích dần ra sát đầu cành cây. Mặt tên nhà giàu đầm đìa mồ hôi. Hắn nín thở, bước tới thêm bước nữa rồi thình lình chồm người ra bắt con chim quý.

Hắn bỗng trượt chân và lăn tõm xuống vực. Đầu hắn bị đập vào một tảng đá lớn, vỡ ra. Vợ hắn nghe tiếng chồng kêu chạy đến, thấy vậy cũng khiếp sợ quá ngã lăn xuống và chết luôn.

Người trong làng hôm sau đem xác hai mẹ con bé Mộc chôn ở chân rừng. Ai cũng thương tiếc và ai cũng lạ lùng vì thấy hai mẹ con chết giống y như nhau, ngực cũng bị một vết thương đâm thủng vào đúng tim và bao nhiêu máu ở tim như đều chảy hết cả ra ngoài…

Quanh mộ của hai mẹ con bé Mộc ngày ngày vẫn có tiếng chim họa mi hót. Nhưng con chim quý đậu ở chỗ nào thì không ai hay.

Một hôm, một bà cụ già vốn có họ hàng với mẹ con bé Mộc bỗng tìm ra được chỗ chim đậu. Đó đúng là chỗ bé Mộc đã gục xuống chết và máu đã chảy thấm đỏ ra đất dưới chỗ em nằm.

Những khóm cây quanh đó, trước vốn chỉ có hoa, năm đó bỗng đơm quả rất sai.

Hình quả đó rất đáng yêu, và chỉ lớn hơn quả hồng bì một tí. Da nó vàng mát, cùi nó trong trong như ngọc và nhìn giống như hình quả tim bé nhỏ. Quả nào cũng mang một cái vết như dấu móng tay ai đó bấm vào.

Người quanh vùng bảo đó không phải là dấu móng tay mà là dấu cái mác của tên nhà giàu đã đâm trúng vào trái tim mẹ con bé Mộc. Và trái tim bé nhỏ của Mộc bị chảy hết máu đã hóa thành ngọc, hiện lên thành những quả cây kia.

Còn cái tên của nó là Loòng Boong thì đến nay không ôi còn nhớ rõ vì sao.