SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Những đoạn văn & nội dung trong nhân vật Mị

Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Mị

Khác với những nhà văn khác Tô Hoài mở đầu với kết cấu đồng tâm ông chọn cách đi giới thiệu đi thẳng vào số phận bi kịch của Mị. Xuất hiện với vẻ đẹp toàn diện của một bông hoa ban trắng xóa Mị là một người con của núi rừng Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa, chăm chỉ, hiếu thảo với cha mẹ và yêu tự do không chỉ vậy cô còn mang một giọng ca hay làm ngây ngất bao chàng trai trong vùng. Mị còn trẻ và Mị luôn mang trong mình một niềm tin vào tình yêu vào cuộc sống mơ về một tương lai tươi sáng. Người xưa thường nói “Hồng nhan bạc phận" xinh đẹp là thế tài năng là thế nhưng số phận của cô lại vô cùng bi thảm khi sinh ra phải gánh trên mình món nợ truyền kiếp của cha mẹ. Mặc dầu cô luôn ấp ủ trong mình một tương lai tươi đẹp, khẩn thiết xin lấy một cơ hội cuối cùng cho mình “Con nay đã biết làm nương ngô trả nợ xin cha đừng bán con đi”. Thế nhưng Mị vì thương cha vì là một người con hiếu thảo nên cuối cùng cô đành chấp nhận bán rẻ cuộc đời mình để trả món nợ ấy cho nhà thống lý Pá Tra gắn với kiếp làm dâu gạt nợ.


Hoàn cảnh của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra

Mị là điển hình cho người con gái xã hội xưa ở miền núi không được tự do quyết định số phận cũng như phải gánh chịu chấp nhận những hủ tục. Một cô gái trẻ đẹp với bao khát vọng về cuộc sống hạnh phúc tươi sáng ở tương lai nhưng bàn tay vô hình của số phận đưa Mị đi làm dâu gạt nợ cho nhà giàu. Tuy được giới thiệu là làm dâu nhà giàu nhất vùng nhưng Mị không khác gì một đồ vật vô hồn vô cảm là một cỗ máy chỉ biết làm việc sống qua ngày bị ngược đãi đối xử không bằng con trâu con ngựa. Không chỉ xót ra đau khổ vì bị hành hạ thể xác mà chính tâm hồn Mị từ lâu đã không còn sức sống “Ai ở xa về có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Chính sự áp bức bóc lột của bọn chúa đất phong kiến đã đè nén, áp bức đẩy con người ta đến bước đường cùng với những đồng tiền ma quái hành hạ người dân phải khốn đốn sống kiếp lầm than.


Hoàn cảnh của Mị sau khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra

Khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Mị luôn âm thầm chịu đựng nỗi đau xé lòng “Có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc". Giọt nước mắt của Mị chính là sự phản kháng đầu tiên đối với thực tại tuy cấp độ phản kháng thấp nhưng cũng đủ để thấy Mị không hề thỏa hiệp không đầu hàng trước số phận. Bởi người con gái ấy với khát khao tự do sống hết mình như bông hoa ban không bao giờ lụi tàn. Đến những ngày khắc khổ sau đó Mị quyết định vào rừng hái lấy nắm lá ngón mong muốn kết thúc cuộc hôn nhân oan trái, cuộc đời đau khổ này. Thế nhưng cô vẫn không thể ích kỷ chết đi để lại bố già phải sống với sự hành hạ của nợ nần. Đây chính là lời kết tội đanh thép tố cáo xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt số phận con người. Ai chẳng hiểu được sống là đáng quý, khao khát sống cũng là điều chính đáng nhưng đến cuối cùng khi muốn buông xuôi chấp nhận cái chết cũng không thể làm.


Đánh giá khái quát nghệ thuật của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Nhà văn Lêônit Lêônộp từng tâm đắc khẳng định “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung" Để có được một tác phẩm văn học hay sống bám mình với thời gian nhất định phải là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật với nội dung. Đối với “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài đã làm rất tốt khi xây dựng được hình ảnh nhân vật đặc sắc, miêu tả nhân vật qua dòng nội tâm. Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt từ mở đầu dẫn dắt đến câu chuyện, kết cấu đồng tâm tương xứng. Không chỉ vậy ngôn từ tinh tế khéo léo được tác giả gọt dũa tuy mang đậm chất đời thường, gần gũi nhưng cũng đầy chất thơ giúp Tô Hoài xây dựng thành công nhân vật Mị. Gửi gắm hình ảnh con người của miền núi Tây Bắc trắng xóa sống vươn mình với những nỗi khổ tâm không thể giải thoát.


Đánh giá khái quát nội dung của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Cuộc đời của Mị chính là tiêu biểu cho số phận, phẩm chất của những người phụ nữ trong xã hội trước cách mạng tháng 8 với vẻ đẹp khỏe khoắn, sức sống tiềm tàng ma mãnh liệt, khát sống, trân trọng cuộc đời dù có bị đày đọa áp bức. Họ trân trọng từng khoảnh khắc được sống được yêu thương. Từ đó ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái dân tộc Mèo, đồng cảm với số phận của họ và lên án đanh thép về tội ác mà bọn chúa đất phong kiến đã gây ra dùng cường quyền và thần quyền để trói buộc con người không thể thoát khỏi vòng quay luẩn quẩn của số phận cơ cực sống không bằng chết. Qua đó tác phẩm còn bộc lộ giá trị hiện thực mạnh mẽ khi ánh sáng cách mạng về chỉ có cách mạng mới là con đường duy nhất để giải thoát cho số phận của họ. Bằng tất cả tình yêu thương, lòng nhân đạo, sự thương cảm sâu sắc Tô Hoài đã đúc kết viết cho “Máu trào ngọn bút” mang đến kiệt tác văn học “Vợ chồng A Phủ” để thương để nhớ cho độc giả mãi mãi về sau.

Shopacgame.vn