SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Tết Nguyên tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về ý nghĩa của ngày lễ này. Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Theo TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.

Thông thường trong dịp Tết Nguyên tiêu, người ta sẽ dâng lễ cũng để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Đồng thời, cúng Rằm tháng Giêng còn để cầu mong một năm mới nhiều may mắn, vạn sự hanh thông, làm ăn thuận lợi. Tùy vào phong tục của địa phương mà người dân sẽ tổ chức các hoạt động đón Rằm tháng Giêng khác nhau.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu

Xã hội ngày nay lưu truyền nhiều nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Theo dân gian, Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng của ông bà xưa. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, người nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Một tài liệu khác cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, đức Phật giáng lâm nên chư tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Do đó, người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật, đồng thời đi chùa cầu an, cầu may,...

Trong khi đó, TS. Trần Long - Giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. HCM cho rằng Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Quốc. Theo đó, nhà vua lên ngôi đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua sẽ ra ngoài chung vui với người dân. Chứ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đâu còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi là ngày Tết Nguyên tiêu.

Các tập tục trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu trở thành một trong những ngày lễ lớn của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những tập tục, cách tổ chức Tết Nguyên Tiêu của riêng mình.

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, đây cũng là thời điểm mà mọi người lên chùa cầu xin điềm lành, bình an trong năm mới và cúng sao giải hạn. Ở những nơi đông đảo người Hoa sinh sống như Hội An, Chợ Lớn thì họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt, lễ hội, ví dụ: đố chữ, múa lân, trình diễn âm nhạc,...

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa - Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc, mỗi năm người dân sẽ cầu bình an và ăn bánh trôi. Tiếp theo, mọi người sẽ cùng nhau tổ chức những hoạt động như thả đèn lồng, ngâm thơ, giải đố,...

Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc

Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), mọi người cùng nhau chơi trò chơi truyền thống Samulnori hoặc leo núi để trở thành người cầu may mắn và nhìn thấy mặt trăng đầu tiên. 

Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản

Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản được gọi là lễ Koshogatsu. Người dân sẽ tiến hành cầu nguyện với mong mong muốn có được vụ mùa bội thu. Thông thường, người Nhật Bản sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của lễ Koshogatsu.

Bài cúng, văn khấn Tết Nguyên Tiêu 2024

Bên cạnh những mâm cúng, bài văn khấn trong Tết Nguyên Tiêu cũng là yếu tố không thể thiếu trong dịp lễ này. 

Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần, 3 lạy).

  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. 
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. 
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần. 
  • Con kính lạy Cào Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng tổ tỉ, Thúc Bá Huynh Đệ, Cô Di, Tỉ muội họ nội ngoại. 
  • Tín chủ (chúng) con là:............................................................
  • Ngụ tại:....................................................................................
  • Nay là ngày rằm tháng Giêng năm 2024 gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ (chúng) con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. 
  • Chúng con thành kính mời ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe nghe thấy lời mời, giáng lầm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. 
  • Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỉ, Chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ …… nghe lời cầu khẩn, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, hưởng thụ lễ vật.
  • Tin chủ (chúng) con kính mời ông bà Tiền Chủ, Hậu chủ tại về thụ hưởng lễ vật, chứng giám cho lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. 
  • Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần, 3 lạy).

Một số câu hỏi thường gặp về ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu ăn gì?

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu người ta sẽ ăn bánh trôi, há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch,... để cầu điều may, sức khỏe.

Ở Việt Nam, người dân sẽ ăn bánh ú, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc,... vào ngày Tết Nguyên Tiêu, với mong muốn cầu điều may, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

Cách cúng ngày Rằm tháng Giêng như thế nào?

Ngày cúng rằm tháng Giêng tốt nhất cho năm 2024 là sáng 24/02/2024 (nhằm 15/01 âm lịch), tuy nhiên nếu có việc bận thì bạn cũng có thể cúng vào ngày 23/02/2024 (nhằm 14/01 âm lịch). Giờ cúng tốt nhất nên là giờ Ngọ.

Để cúng rằm tháng Giêng, bạn cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và cần phải lau dọn bàn thờ cẩn thận, không gây đổ vỡ đồ vật.

tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào?

tết nguyên tiêu (15.1 âl) còn gọi là tết gì

tết nguyên tiêu, người hoa

Thượng nguyên là gì

Tết Nguyên tiêu có ý nghĩa gì

Các hoạt động Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ không

tết nguyên tiêu 2024

 Shopacgame.vn