Nước về hồ thủy điện Thác Bà vượt khả năng xả lũ, Bí thư, Chủ tịch 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái được yêu cầu tham gia ứng phó khẩn cấp.
Thủy điện Thác Bà ở đâu?
Nhà máy thủy điện Thác Bà khánh thành vào ngày 5/10/1971 là một công trình lịch sử thể hiện ý chí của tinh thần đoàn kết vượt khó, quyết tâm chinh phục tự nhiên, biến tiềm lực của tự nhiên thành dòng điện quý giá phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công trình đầu mối Hồ thủy điện Thác Bà và Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (một nhánh lớn của sông Lô) đặt tại Thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng vào thời điểm vô cùng đặc biệt khi chiến tranh nước ta vẫn còn khốc liệt và kinh tế miền Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Đây là thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa với sự giúp đỡ về khoa học - kỹ thuật của Liên Xô. Công trình thủy điện được xây dựng trong quãng thời gian khá dài và chia làm 2 giai đoạn gồm công tác khảo sát thiết kế và quá trình thi công.
Mực nước hồ thủy điện Thác Bà
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 thì chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của hệ thống hồ chứa Hồ Thác Bà như sau:
- Mực nước dâng bình thường: |
58,00 m; |
- Mực nước chết: |
46,00 m; |
- Mực nước lớn nhất kiểm tra (P=0,01%): |
61,00 m; |
- Dung tích toàn bộ: |
2.940,00 triệu m3; |
- Dung tích hữu ích: |
2.160,00 triệu m3. |
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 8 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 có quy định:
- Khi dự báo mực nước sông Hồng tại Hà Nội vượt cao trình 12,5m trong 24 giờ tới, Hồ Thác Bà bắt đầu tham gia cắt lũ để cùng các hồ Hòa Bình, Sơn La và Tuyên Quang giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m, mực nước hồ không vượt quá cao trình 58m.
- Khi mực nước tại Hà Nội xuống dưới cao trình 12,5m, Hồ Thác Bà vận hành điều tiết để đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước quy định trong Bảng 2.
Bảng 2.
Tên hồ |
Sơn La |
Hòa Bình |
Tuyên Quang |
Thác Bà |
Cao trình mực nước (m) |
197,3 |
101,0 |
105,2 |
56,0 |
Lịch xả nước hồ Thác Bà hôm nay
Mưa lớn ở thượng nguồn, lưu lượng nước về hồ Thác Bà vượt xa lượng nước xả, gây nguy cơ mất an toàn cho hồ nên Thủ tướng đã ra công điện chỉ đạo.
Trong công điện ngày 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái trực tiếp chỉ đạo ngay các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà. Mục đích đảm bảo an toàn hồ, bởi mực nước thượng lưu hồ đang rất cao, lưu lượng đến hồ vượt quá khả năng xả lũ thiết kế.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lúc 22h30 hôm nay, mực nước thượng lưu hồ Thác Bà 59,76 m, cao hơn mực nước dâng bình thường 1,76 m, cao hơn mực nước chết 13,76 m. Lưu lượng nước đến hồ là 3.750 m3/s, trong khi lượng của ba cửa xả chỉ 2.800 m3/s, thấp hơn 950 m3/s.
Dòng sông Chảy, thượng nguồn của thủy điện Thác Bà lúc 19h hôm nay mực nước tại Bảo Yên là 87,12 m, trên báo động ba 12,2 m và dự báo tiếp tục lên. Nước sẽ ào ạt đổ về hồ Thác Bà, gây nguy cơ mất an toàn.
Thủy điện Thác Bà, những phút giây nín thở
Đây là một đoạn ngắn trong Công điện số 92/CĐ-TTg mà trực tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính ký gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố liên quan chiều tối ngày 10/9.
Trước đó chỉ vài tiếng, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đi thị sát tình hình ngập lụt ở các tỉnh phía Bắc, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Công điện số 91/CĐ-TTg gửi riêng Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.
Tất cả bắt nguồn từ diễn biến rất nhanh từ thượng nguồn sông Chảy, con sông lớn nhất cấp nước cho thủy điện Thác Bà, công trình năng lượng quan trọng được Liên Xô cũ giúp Việt Nam xây dựng từ năm 1971.
Thác Bà 1971 đối mặt cơn bão số 3 lịch sử 2024
Thủy điện Thác Bà nằm trên địa phận tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 180km về phía Tây Bắc. Thời điểm được xây dựng là thủy điện lớn nhất cả nước, với lòng hồ có thể chứa 3,9 tỷ m3 nước.
Nguồn nước đổ vào hồ chủ yếu là sông Chảy, và một số sông ngòi nhỏ như ngòi Hanh, ngòi Cát…
Sông Chảy nhận nước từ rừng núi các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Nước hồ thì theo các tổ máy và cửa xả đập chính đổ xuống sông Chảy, theo dòng đi tiếp rồi hợp lưu với sông Lô ở địa phận huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.
Từ đây, sông Lô xuôi xuống, cùng sông Đà từ vùng Tây Bắc hợp lưu vào sông Hồng đoạn ngã ba Bạch Hạc, Phú Thọ, cứ thế chảy về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trước khi đổ ra biển.
Vào thời ấy, các chuyên gia Liên Xô đã lấy lũ lịch sử từng có thể ghi nhận trên sông Chảy, lưu lượng hơn 4.000m3/s vào năm 1961, để thiết kế thủy điện Thác Bà. Theo đó, 3 cửa xả mặt cùng với các tổ máy được thiết kế với khả năng xả tối đa hơn 3.000m3/s.
Hồ Thác Bà xả lũ nước chảy về đâu?
Hồ Thác Bà là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Đây là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà - nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam.
Nguồn nước đổ vào hồ Thác Bà chủ yếu là sông Chảy, và một số sông ngòi nhỏ như ngòi Hanh, ngòi Cát.
Sông Chảy nhận nước từ rừng núi phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Cùng với các nguồn nước khác, sau khi đổ vào hồ Thác Bà thì theo các tổ máy và cửa xả, nước sông Chảy theo dòng đi tiếp rồi hợp lưu với sông Lô ở địa phận huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.
Từ đây, sông Lô chảy tiếp rồi cùng sông Đà từ vùng Tây Bắc đổ xuống, hợp lưu vào sông Hồng đoạn gần Việt Trì, rồi xuôi về Hà Nội và các tỉnh hạ lưu.
Khi hồ Thác Bà xả lũ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số địa phương tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Tuyên Quang.
Bài viết tham khảo
Nguồn: tổng hợp