Trương Mỹ Lan là ai?
Bà Trương Mỹ Lan (66 tuổi) là nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có, có tiếng tăm. Bà Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) - đây là doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều khu đất "vàng" tại TP.HCM.
Chồng bà Lan là một doanh nhân bất động sản ở Hong Kông (Trung Quốc). VTP Group được bà Lan thành lập năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Các con gái của bà Trương Mỹ Lan sinh năm 1994 và 1995.
Nếu như thông tin về đời tư của bà Trương Mỹ Lan hiếm hoi một thì 2 cô con gái càng kín kẽ gấp 2, 3 lần. Được biết, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Eric Chu Nap-Kee có hai 2 người con gái tên là Chu Duyệt Hằng (Elizabeth Chu, sinh năm 1994) và Chu Duyệt Phấn sinh năm 1995.
Các con gái của bà Trương Mỹ Lan sinh năm 1994 và 1995.
Nếu như thông tin về đời tư của bà Trương Mỹ Lan hiếm hoi một thì 2 cô con gái càng kín kẽ gấp 2, 3 lần. Được biết, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Eric Chu Nap-Kee có hai 2 người con gái tên là Chu Duyệt Hằng (Elizabeth Chu, sinh năm 1994) và Chu Duyệt Phấn sinh năm 1995.
Elizabeth Chu, khi mới 22 tuổi, đã trở thành Chủ tịch ZS Hospitality Group - một trong những công ty con thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
ZS Hospitality Group được giới thiệu là công ty phát triển chuỗi đồ ăn cao cấp tại Hồng Kông. Tập đoàn điều hành 1 loạt câu lạc bộ ẩm thực cao cấp như món Hàn Quốc, món Quảng Đông, món Âu, món Singapore, Miss Lee (món chay kiểu Trung Hoa)…
Ngoài ra, Duyệt Hằng và Duyệt Phấn hiện nắm giữ 70% cổ phần CTCP Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Công ty này được thành lập cuối tháng 10/2020 với tên ban đầu là Công ty CP Bảo trợ Thuận Triều, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Công ty này có số vốn điều lệ lên tới 8.800 tỷ đồng.
Các cổ đông sáng lập gồm Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn) đóng góp 35% cổ phần; Elizabeth Chu Yuet Han (Chu Duyệt Hằng) sở hữu 35%; các cá nhân Trương Huệ Vân, Trương Lập Hưng và Trương Lập Phát mỗi người nắm 10%. Chu Duyệt Phấn là Tổng giám đốc công ty.
Ông Trương Lập Hưng (sinh năm 1986) và bà Trương Huệ Vân (sinh năm 1988) là 2 người cháu ruột của bà Lan, tham gia vào nhiều hoạt động của Vạn Thịnh Phát.
Trương Huệ Vân là con ông Trương Chí Trung (em trai bà Lan, cổ đông lớn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và bà Lâm Thị Hòa. Trương Huệ Vân đã kết hôn với ca sĩ Thanh Bùi vào năm 2013.
Bà Trương Mỹ Lan bị kê biên những tài sản nào?
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và một số đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã kê biên tổng số tiền 589 tỷ đồng và gần 15 triệu USD.
Trong đó, thu giữ 14,5 triệu USD tiền mặt mà bà Trương Mỹ Lan đưa cho Tạ Hùng Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Greenhill Village. Số tiền này liên quan đến chuyển nhượng dự án Dự án Greenhill Quy Nhơn do Việt làm chủ đầu tư. Sau đó, ông Việt đã nhờ người giao nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra số tiền hơn 116 tỷ đồng (khoảng 4,75 triệu USD) và 9,75 triệu USD.
Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng thu giữ 190 nghìn USD của Trần Văn Hùng, nguời này là nhân viên Toà nhà Sherwood (127 Pateur, phường Võ Thị Sáu, quận 3), có giữ một hộp giấy chứa tiền và tài liệu của Chu Duyệt Phấn (con gái bà Trương Mỹ Lan). Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khám xét, thu giữ 190 nghìn USD và một số tài liệu của Chu Duyệt Phấn. Số tiền này đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng thu giữ 50 tỷ đồng của ông Nguyễn Phú Tiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV An Nhựt Tân Long An - công ty bà Trương Mỹ Lan giao cho ông này làm Giám đốc. Số tiền này liên quan đến việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Chợ Mới (Long An)
Cùng với đó, tại Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương, bà Trương Mỹ Lan đã giao các cá nhân nắm giữ số cổ phần chiếm 66,93% vốn điều lệ của doanh nghiệp này, tương ứng với giá trị hơn 1.204 tỷ đồng. Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ngăn chặn giao dịch với số dư hơn 789 tỷ đồng trong tài khoản mở tại Ngân hàng SCB của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương.
Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố 3 tội danh
SCB cho vay chủ yếu phục vụ Trương Mỹ Lan
Trong 85 bị can, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội danh: "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ". Bị can Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty Văn Lang và Công ty Capella, bị đề nghị truy tố tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Theo kết luận điều tra, với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát", bị can Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Sau khi 3 ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bị can Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của ngân hàng này. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiếp tục mua và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại SCB lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Với việc sở hữu, nắm quyền chi phối số cổ phần của SCB, bị can Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của nhà băng này. Những người này đều nghe theo chỉ đạo của bị can Trương Mỹ Lan và được trả mức lương cao, từ 200-500 triệu đồng/tháng.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt tại SCB, bị can Trương Mỹ Lan sử dụng ngân hàng này như "một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức…". Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.
Trương Mỹ Lan - chân tướng bà trùm với hệ sinh thái DN khủng, chiếm đoạt chục tỷ USD
Vạn Thịnh Phát có hai công trình lớn là Khách sạn Thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence.
Tại TP.HCM, bà Trương Mỹ Lan được mệnh danh là "bà trùm" của những dự án bất động sản "khủng" nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn như Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square...
Bên cạnh đó, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza; nhà hàng cà phê Central Nguyễn Huệ, nhà hàng Hữu Nghị và nhà hàng Đức Bảo, đều nằm ở trung tâm Quận 1, TP.HCM.
Trong một thời gian dài, Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam. Tin tức về lãnh đạo doanh nghiệp này rất ít và gần như không tiếp xúc với truyền thông.
Thông tin về Vạn Thịnh Phát được biết đến nhiều hơn sau đám cưới giữa Trương Huệ Vân - doanh nhân thế hệ thứ tư của Trương gia tộc - với ca sĩ, nhạc sĩ Thanh Bùi hồi cuối năm 2013.
Trong năm 2022, Vạn Thịnh Phát được nhắc tên nhiều trên báo chí với vai trò có liên quan đến 2 công ty trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm.
Cụ thể là CTCP Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8 với mức giá 4.000 tỷ đồng và CTCP Dream Republic mua lô 3-5 với giá 3.820 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai công ty này cũng "nối gót" Tân Hoàng Minh bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.
Hàng loạt bê bối
Trong thập kỷ qua, Vạn Thịnh Phát được xem là một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, có tiềm lực tài chính được cho là rất mạnh, thường xuyên có mặt ở những dự án rất lớn và các thương vụ thâu tóm đình đám.
Ngoài tiếng tăm trong kinh doanh, nữ doanh nhân này không ít lần bị nhắc tên trong các vụ bê bối.
Năm 2014, bà Trương Mỹ Lan được ông Dương Chí Dũng nêu tên tại phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng, liên quan tới một lãnh đạo cấp cao Bộ Công an.
Năm 2016, báo chí cũng nhắc nhiều đến tên bà Lan vì một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên vợ chồng bà. "Hồ sơ Panama" là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.
Năm 2017, cái tên Trương Mỹ Lan tiếp tục gây xôn xao với thông tin bà cùng 9 thành viên khác trong gia đình nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, bà cùng người thân đều rút hồ sơ và được trả lại.
Bà cũng từng là bị đơn trong một vụ kiện đòi nợ của một Việt kiều Hong Kong.
Trong năm 2022, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị Thanh tra Chính phủ nêu tên có sai phạm trong các dự án chuyển đổi nhà, đất tại TP.HCM.
Hồi tháng 10/2022, nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong hai năm 2018-2019
Trong khoảng thời gian này, một số công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát như CTCP Thiết kế và trang trí nội thất Norah và CTCP Tập đoàn đầu tư An Đông (chủ đầu tư của Khách sạn Thương mại An Đông) đã huy động trái phiếu trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng (tương đương cả tỷ USD) một cách âm thầm lặng lẽ. Nhiều trái phiếu được tư vấn phát hành bởi CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), được bảo lãnh thanh toán bởi Ngân hàng SCB. Một số không có bảo lãnh, không có tài sản đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát có người Hoa đứng đầu/từng đứng đầu như Norah, Đầu tư Sài Gòn Pearl...
Vạn Thịnh Phát cũng được cho là liên quan tới nhóm cổ đông bí ẩn gốc Hoa có hoạt động thâu tóm đất vàng tại TP.HCM, như trường hợp 6.000m2 tại 2-4-6 Hai Bà Trưng (Quận 1, TP.HCM) sau khi bị lộ ra từ một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Sabeco.
Mua bán trái phiếu trái quy định
Mới đây, bà Trương Mỹ Lan còn gây bất ngờ khi mua lại tòa tháp Thuận Kiều Plaza, diện tích 10.000 m2 ngay trung tâm Q.5. Đây là khu vực thương mại sầm uất bậc nhất của TP.HCM từ trước đến này thuộc về cộng đồng người Hoa. Công trình này gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, hàng trăm căn hộ và các công trình tiện ích khác được hoàn thành năm 1998 nhưng không đưa vào khai thác sử dụng từ đó đến nay. Sau đó được bà Lan mua lại.
Trong vụ án bị khởi tố, bắt giam cùng tội danh với bà Trương Mỹ Lan còn có Trương Huệ Vân. Trương Huệ Vân cũng không phải là cái tên xa lạ trong giới bất động sản, Trương Huệ Vân là cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan, là vợ của ca sĩ Thanh Bùi. Trương Huệ Vân nắm rất nhiều bất động sản có giá trị.
- Trương Mỹ Lan la gì của Trương Mỹ Hoa
- Trương Mỹ Lan có phải là em Trương Mỹ Hoa
- Trương Mỹ Lan và Lê Thanh Hải
- Chồng bà Trương Mỹ Lan la ai
- Trương Tấn Sang và Trương Mỹ Hoa có quan hệ gì
- bà trương mỹ lan giờ ra sao
- bà trương mỹ lan bị bắt
- Trương Mỹ Lan bị bắt vi tội gì
Khối tài sản khổng lồ của nữ đại gia Trương Mỹ Lan
Doanh nghiệp nghìn tỉ
Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (tiền thân là Công ty tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1991) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, hiện VTP Group có vốn điều lệ 13.000 tỉ đồng do bà Trương Mỹ Lan giữ chức Chủ tịch HĐQT, bà Trương Huệ Vân giữ chức Tổng giám đốc.
Năm 2007, công ty mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực Bất động sản thông qua việc thành lập hai pháp nhân: Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) và Công ty cổ phần đầu tư An Đông (An Dong Group).
Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát được thành lập với vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 41% và bà Trương Mỹ Lan 15%. Công ty cổ phần đầu tư An Đông được thành lập với vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 20%.
Sau nhiều năm lập nghiệp, bà chủ Vạn Thịnh Phát đã tạo nên các công ty con khác gồm: Công ty cổ phần đầu tư Time Square (vốn điều lệ 2.100 tỉ đồng, thuộc sở hữu của ông Chu Nap Kee Eric), Công ty cổ phần tập đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỉ đồng).
Thâu tóm đất vàng
Vạn Thịnh Phát cùng các công ty con hiện sở hữu nhiều dự án Bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,... Nổi bật trong đó tòa nhà Times Square cao 40 tầng có vị trí đắc địa khi sở hữu hai mặt tiền Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.
Tập đoàn này còn sở hữu nhiều dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence và Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence.
Bà chủ Vạn Thịnh Phát còn nhiều lần gây bất ngờ cho những đại gia trong giới Bất động sản khi đứng ra thâu tóm các khu đất vàng ở TP.HCM như việc mua lại tòa tháp Vincom Centre A (Union Square sau này), Thuận Kiều Plaza, Sài Gòn Peninsula...
Trong đó, Thuận Kiều Plaza do Công ty cổ phần An Đông mua lại với giá gần 700 tỉ đồng và cho xây dựng lại thành trung tâm thương mại The Garden Mall.
Thuận Kiều Plaza (Khu cao ốc liên hợp gia cư và thương mại Thuận Kiều Plaza) được xây dựng trên khu đất vàng quận 5, có diện tích 9.971 m2 gồm 3 tháp cao 33 tầng với tổng số 648 căn hộ, khu trung tâm thương mại và các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe.
Dự án từng được coi là biểu tượng phát triển của thành phố, nhưng khi hình thành lại không phát triển như kỳ vọng, thay vào đó là khung cảnh hoang tàn, không bóng người.