SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Tư duy đám đông - Tấm khiên hay ngọn giáo?

Ta vẫn thường hay thấy người ta nhắc đến "tư duy đám đông" như một cách sống đầy tiêu cực của xã hội. Thực chất, đây là những nguyên tắc xã hội dựa trên chuẩn mực, tính chuẩn xác và sự đúng đắn đã được kiểm chứng, như một lối tư duy mà con người thường hướng đến. Trong cuốn sách “Nếu bạn chưa ổn, tôi xin gửi đến bạn một cái ôm", Aristoteles đã từng đề cao cá tính độc lập, tư duy khác người riêng biệt “Kẻ bỏ đàn sống tách rời, không phải dã thú thì chính là chúa tể”. Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của cách sống với quan điểm của chính mình, nhưng tư duy đám đông cũng có những ưu và nhược điểm của riêng nó. Hơn hết, nó sẽ trở thành tấm khiên vững chắc bảo vệ chúng ta bởi sự đồng thuận và hỗ trợ của cộng đồng. Bạn biết không, vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, tôi đã tìm đường để rồi chẳng thấy. Bất lực, sợ hãi và đau đớn. Dường như tôi chẳng tìm thấy lối thoát cho hành trình dài tưởng chừng không lối thoát này. Thế nhưng, vào giây phút tăm tối ấy, sự chỉ dẫn của những con người, ở những thế hệ đi trước với các nhận định, lý thuyết được kiểm chứng đã dẫn lối tôi. Và rồi, trên hành trình tìm kiếm những điều mới mẻ, chạm tới đỉnh của vinh quang, bạn và tôi, chúng ta sẽ luôn tự tin, phát triển và khai phá những giá trị của chính mình.

J.F.Kenedy đã từng chia sẻ: “Rập khuôn là cai tù của tự do và là kẻ thù của sự phát triển". Nếu ta chỉ sống dựa trên những nguyên tắc sẵn có, không hình thành lối tư duy độc lập, không không tìm tòi và sáng tạo thì cũng chỉ mãi là con kén không thể chui ra khỏi vỏ bọc của mình. Thật tẻ nhạt! Và cũng thật đáng lo cho thế hệ tương lai khi xuất hiện trào lưu sao chép, bắt chước lẫn nhau, bởi lẽ hình thành lối sống đó phần lớn là do nỗi sợ hãi phải thay đổi hoặc lười lao động, tư duy. Nhưng chúng ta phải hiểu được rằng nếu không sáng tạo, theo kịp thời đại thì sẽ bị đào thải bởi thế giới này không chấp nhận sự lặp lại, sự lỗi thời và tẻ nhạt. Dù sẽ phải nhận nhiều ý kiến trái chiều khi đi ngược lại tư duy đám đông, dù là cười chê hay phản bác nhưng không bất kì ai có thể phủ nhận sự tồn tại của thiểu số trong đại đa số. Lối sống khuôn khổ, đơn điệu, kí sinh vào nguyên tắc, đám đông chính là sợi dây kìm hoãn sự tự do và phát triển, đẩy họ vào viễn cảnh “chết tâm” và “chết người”.

Tư duy đám đông hay tư duy độc lập đều có mối quan hệ mật thiết và luôn đi liền với tiêu chuẩn đạo đức xã hội, tạo nên giá trị cuộc sống và khẳng định giá trị con người. Quay ngược về lại những năm đầu thế kỉ XVI, khi trang sử Đại Việt trải qua nhiều biến động và xuất hiện bi kịch Vũ Như Tô - người nghệ sĩ chết vì nghệ thuật xây dựng Cửu Trùng đài, sản phẩm sáng tạo hình thành trên mồ hôi, xương máu của nhân dân. Dĩ nhiên kiến trúc vĩ đại đó cũng không thể thoát khỏi cái chết bởi nó đi ngược lại với quyền lợi của xã hội, trở thành nghịch lý của đám đông. Vũ Như Tô một lòng phụng sự cái đẹp, muốn mượn quyền lực của vua tạo ra kiệt tác để đời, tham vọng người nghệ sĩ không sai bởi nghệ thuật sinh ra từ đó. Nhưng Cửu Trùng đài thật sự đã chết, nó phải hứng chịu cái chết non ngay từ trong tư tưởng của Vũ Như Tô bởi nó đi ngược lại với đạo đức, lợi ích tập thể. “Sáng tạo cho phép mình phạm sai lầm. Nghệ thuật là biết được sai lầm nào nên giữ lại” (Scott Adams). Đúng vậy không có sai lầm thì sao có được thành công nhưng mỗi chúng ta đều phải trả giá, chịu trách nhiệm cho những hành động của bản thân và điều đó không hề dễ chịu chút nào, có thể là phải trả bằng cả mạng sống.

Shopacgame.vn