SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Về Đặc Trưng Của Văn Học

Văn học nói đây là văn học mang tính nghệ thuật, văn học thẩm mí, văn học "đẹp", văn chương. Bàn về đặc trưng của văn học, văn chương, là bàn về bản chất, quy luật riêng của văn chương trong sự hình thành, vận động, phát triển, so với các hoạt động khác của con người, chẳng hạn như triết học, khoa học, đạo đức, ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp, lao động

I. Nói về đặc trưng của văn chương được xem như một loại hình đặc biệt của nghệ thuật, một môn nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt, là nghệ thuật ngôn từ, lâu nay giới nghiên cứu thường lưu ý các điểm sau đây :

1. Đối tượng nhận thức và nội dung của văn chương, nói riêng, của nghệ thuật, nói chung, là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó chủ yếu là cuộc sống của con người, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người. Dù nhà văn, nghệ sĩ có quan tâm, có miêu tả hiện tượng nào của cuộc sống đi nữa, một ngôi nhà, một ngọn núi, dòng sông, một cảnh hoàng hôn, một đêm trăng, một đàn chim, một bẩy cá v.v..., thì điều mà nhà văn, nghệ sĩ tìm hiểu, điều làm cho họ ngạc nhiên, xúc động và muốn nói lên để những người khác cũng quan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình, không phải là bản thân các hiện tượng đó, mà là mối liên hệ của chúng với con người, tinh chất người, ý nghĩa cuộc sống của con người mà những hiện tượng đó thể hiện, cách nhìn, sự rung động của của người trướce abung hiện tượng cụ thể đó và trước cuộc sống

Trong truyện Trăng sáng, Nam Cao viết: "Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng ơi trăng ! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mơn man !" (1). Nói về trăng, nhưng thật ra là nói về con người.

Nhà văn không nhận thức về trăng, không đi sâu vào "bản chất" của trăng, mà nói về liên hệ giữa người và trăng, nhận thức về người qua cách nghĩ về trăng, trình bày cảm nhận của mình về thế giới.

Nhà văn Gorki khẳng định: "Văn học là nhân học" tức văn học là một môn học về con người, văn học tìm hiểu và hướng dẫn con người. Francis Bacon (1561 - 1626), nhà triết học và nhà khoa học nổi tiếng người Anh, nói: "Nghệ thuật là con người thêm vào tự nhiên".

Cho nên, từ lâu người ta đã nhấn mạnh tính chất nhân bản của văn chương, nghệ thuật, coi chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn là linh hồn của văn chương, nghệ thuật.

Văn chương nghệ thuật giữ gìn và bồi dưỡng chất nhân văn, chất người cho con người, làm cho con người luôn luôn là con người, mà không phải là con vật, cũng không phải là ông thánh, giúp con người hiểu biết mình hơn, thông cảm với người khác, có một cuộc sống phong phú, tinh tế, có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

2. Trong văn chương, nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết về thế giới, nhận thức thế giới, mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống. Chúng ta thường nói "tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan" là vì vậy. So sánh lịch sử và nghệ thuật, có nhà văn đã lưu ý: lịch sử là thế giới như nó vốn có, còn nghệ thuật là một thế giới tốt hơn (un

monde meilleur). Nói cách khác, nghệ thuật bao giờ cũng soi sáng cuộc sống bằng một lí tưởng xã hội thẩm mĩ nào đó, cũng trình bày bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, cái nên có bên cạnh cái hiện có. Lí tưởng đó, cái nên có đó có thể là "đạo", là đạo đức, là cái đẹp, sự hài hòa giữa con người và con người, giữa con người và xã hội, giữa con người và thiên nhiên, là chân, thiện, mi.

3. Văn chương, nghệ thuật nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng, tức là một cách sinh động, cụ thể - cảm tính, có hình khối, đường nét, màu sắc, âm thanh, chứ không phải một cách trừu tượng, bằng khái niệm, như trong khoa học. Khoa học là tư duy lô gích, nghệ thuật là tư duy hình tượng. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Belinski quả quyết: "Ai không được phú cho trí tưởng tượng sáng tạo (fantazia), khả năng biến tư tưởng thành hình tượng, suy nghĩ, lập luận, cảm xúc bằng hình tượng, thì người đó không gì có thể giúp đỡ để trở thành nhà thơ, dù là có trí tuệ, tình cảm, sức mạnh thuyết phục và niềm tin, hiểu biết phong phú và sáng suốt về nội dung lịch sử và hiện đại" (1)

Nhấn mạnh đặc trưng hình tượng của nghệ thuật, quan niệm này xuất hiện sớm và phổ biến ở các nhà sáng tác và nghiên cứu nghệ thuật phương Tây từ lầu vốn có truyền thống chú ý đến tư duy, đến nhận thức luận, đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và tự nhiên.

4. Một số nhà sáng tác và nghiên cứu nghệ thuật lại coi đặc trưng nổi bật của nghệ thuật là tính biểu cảm, tỉnh xúc động, cho rằng nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, tình yêu. Quan niệm này đặc biệt phổ biến ở phương Đông vốn rất quan tâm đến những vấn đề nhân sinh, đến cuộc sống tình cảm và tâm linh, phân biệt hoạt động của trái tim và khối óc. Bạch Cư Dị, nhà thơ Trung Quốc lớn đời nhà Đường, nhìn thấy nhiều động lực và biểu hiện của thơ, nhưng khẳng định cái gốc của thơ vẫn là tình cảm. Ông nói: "Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Vậy đối

với thơ : tình là gốc, lời là cành, thanh là hoa, nghĩa là quả" (Cảm nhân tâm giả, mạc tiên hồ tình, mạc thủy hồ ngôn, mạc thiết hồ thanh, mạc thâm hồ nghĩa. Thi giả : căn tình, miêu ngôn, hoa thanh, thực nghĩa). (1)

L.Tolstoi phân biệt hai cách nhận thức cuộc sống: Nhận thức "thô thiển" bằng năm giác quan và nhận thức đi sâu vào bản chất của sự vật bằng tình yêu, bằng tài năng thi ca.

Có một điều nên lưu ý : Tư duy hình tượng và hoạt động của tình cảm, tính hình tượng và tính xúc động liên hệ mật thiết với nhau. Hình tượng hay cảm xúc đều là biểu hiện trực tiếp của sự sống, đều có tính chất cụ thể, cảm tính, sinh động, đều hàm chứa khả năng thẩm mĩ. Trong Văn tâm điêu long, nhà lí luận văn chương Trung Quốc kiệt xuất là Lưu Hiệp (cuối thế kỉ thứ V đầu thế kỉ thứ VI) đã chỉ ra mối liên hệ giữa cái hình, cái tâm và cái đẹp. Ông viết: "Đủ biết có cái hình xuất hiện thì cái đẹp nảy sinh, thanh âm phát ra thì cái văn lộ rõ vậy. Ôi ! những vật vô tri vô giác kia mà còn đẹp rực rỡ như vậy, con người là vật có tâm, lẽ nào chẳng có văn sao ?" (2)

Trong các bài giảng của mình về mĩ học, Hegel thường gắn tỉnh hình tượng với tỉnh xúc động, khi nói về đặc trưng của nghệ thuật. Và đứng về từ nguyên mà nói, thì khái niệm mĩ học (esthétique) chúng ta dùng hiện nay để chỉ khoa học về cái đẹp, về nghệ thuật, vốn có nghĩa trong tiếng Hi Lạp cổ là "cảm thấy", "cảm giác", "cảm xúc".

Về vấn đề này, đáng quan tâm ý kiến của các nhà sinh lí học, tâm lí học, ngôn ngữ học hiện nay về chức năng của các bán cầu não. Mỗi bán cầu não đảm nhiệm một loại hình tư duy khác biệt và có những chiến lược hoạt động riêng: bán cầu não trái là cơ sở của trí tuệ, tư duy lô gích và trừu tượng, bán cầu não phải là cơ sở của hoạt động cảm xúc, của tư duy hình tượng, cụ thể. Về các chiến lược

(1) Trích dẫn lại theo Khẩu Chẩn Thanh : Li luận văn học cổ điển Trung Quốc (Mại Xuân Hải dịch), Nxb Giáo dục, 1994, tr. 379-374.

(2) Trích dẫn lại theo Phương Lựu: Tinh hoa li luận văn học văn học cổ diễn Trung Quốc, Nxb Giáo dục, 1989, Tr.53.

Không phải ngẫu nhiên mà nghệ sĩ là người có khả năng cảm nhận cuộc sống một cách có hình ảnh, sinh động, là người rất nhạy cảm, dễ xúc động, và khi những năng lực này yếu kém, khô mòn thì cũng khó lòng tiếp tục sáng tác được.

5. Một đặc trưng của nghệ thuật thường được nêu ra là tinh độc đáo, mới mẻ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng được sản sinh ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, "một đi không trở lại", và gắn liền với tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo của từng nghệ sĩ. So sánh nghệ thuật và khoa học, Claude Bernard (1813 - 1878) đã phát biểu rất có căn cử: "Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta" (L'art c'est moi, la science c'est nous). Nghệ thuật kết hợp cái riêng và cái chung, nhưng nói như thi hào Goethe (1749 - 1832), đi từ cái chung đến cái riêng là con đường của ngụ ý, ngụ ngôn, còn đi từ cái riêng đến cái chung mới là con đường của nghệ thuật thật sự. Người nghệ sĩ bị thu hút bởi cái riêng, cái cá biệt, cái đặc sắc, miêu tả lại cái riêng, cái cá biệt, cái đặc sắc đó trong tác phẩm của mình, nhưng có thể chưa ý thức rõ cái chung ẩn đằng sau cái riêng đó như thế nào, mặc dù cái riêng mà người nghệ sĩ quan tâm, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ bao giờ cũng là cái riêng tiêu biểu, cái riêng tiềm ẩn một ý nghĩa chung nào đó. Ý kiến của Lênin trong một bức thư gửi cho I.Armand rằng nếu đề cập đến "trường hợp cá biệt”, thì phải khai

(1) Nguyễn Hàm Dương – Ngôn ngữ học thần kinh ngành khoa học giáp anh giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, Tạp chí Khoa học xã hội, số 12 τώδια 1992, Tr. 80-81. 9

thác đề tài này trong tiểu thuyết, lại một lần nữa chứng tỏ ý nghĩa quyết định của cái cá biệt, cái riêng trong tiểu thuyết, trong vàn chương nghệ thuật.

Nghệ thuật luôn luôn tìm tòi, luôn luôn đi tìm cái mới. Cái mới và cái độc đáo gắn với nhau. Không độc đáo, không mới, thì khó lòng có được chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật. Nhà văn Nam Cao phát biểu: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có (1)

6. Văn chương là nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt. Với chất liệu ngôn từ, những đặc trưng của nghệ thuật nói trên đây như chất nhân văn, khuynh hướng gắn với lí tưởng, tính hình tượng, sự xúc động, về độc đáo, có những sắc thái riêng.

Ngôn ngữ là công trình sáng tạo vĩ đại của con người trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Ngôn ngữ tiêu biểu bậc nhất cho bản chất và sức mạnh của con người. Bằng ngôn ngữ, con người nhận thức thế giới, tự thể hiện mình và giao tiếp với nhau. Sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt, văn chương có những đặc điểm, những ưu thế mà các nghệ thuật khác không có được.

Trong ngôn ngữ, hai mặt âm thanh (hình ảnh âm thanh) và ý niệm gắn liền với nhau. Đó là âm thanh mang ý niệm, ý nghĩa, là ý niệm, ý nghĩa bộc lộ qua âm thanh. Do gắn với âm thanh, ngôn ngữ có mặt vật chất, vật thể, có tiềm năng nhạc tính và có tính hình tuyến, nghĩa là các yếu tố ngôn ngữ hiện ra thành một chuỗi, cái - này trước hoặc sau cái kia trong thời gian; và văn chương, cũng như âm nhạc thuộc về nghệ thuật thời gian. Do đặc điểm, do sự ràng buộc này, các yếu tố của tác phẩm văn học tác động vào thính giác (tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thơ, chỉ được tiếp nhận một cách đầy đủ khi được đọc lên), diễn ra trong thời gian và phải được nhận thức theo trình tự thời gian. Mỗi tác phẩm đều có phần đầu

Lí luận văn học đặc trưng của văn học

Nhận định về đặc trưng văn học

Chuyên đề đặc trưng văn học

Chức năng của văn học

Văn học có ý nghĩa gì

Văn học la gì

Văn học Việt Nam la gì

Giá trị của văn học

Shopacgame.vn