SHOP ACC GAME #SHOP-NICK-GAME #UY-TÍN #ONLINE-24/7
Xã Hội

Xu hướng nổi bật ngành bất động sản năm 2024

Việc tái cấu trúc nguồn vốn, mua bán sáp nhập (M&A) và tập trung vào bất động sản trung cấp được dự báo sẽ là những xu hướng chính của ngành Bất Động Sản trong năm nay.

Giới phân tích dự báo triển vọng ngành bất động sản năm 2024 sẽ khả quan hơn trong bối cảnh lãi suất thấp, các nút thắt pháp lý được giải quyết và rủi ro thanh khoản bắt đầu giảm. Xu hướng bất động sản 2024. Đồng thời, việc tái cấu trúc nguồn vốn, mua bán sáp nhập (M&A) và tập trung vào bất động sản trung cấp sẽ là những xu hướng chính của ngành trong năm nay.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), năm 2024, triển vọng ngành bất động sản sẽ tích cực hơn nhờ các yếu tố mặt bằng lãi suất về mức thấp tác động tích cực đến nhu cầu mua bất động sản, Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến được thông qua góp phần giải quyết vướng mắc pháp lý; rủi ro thanh khoản của các doanh nghiệp giảm khi thực hiện cơ cấu nợ vay.

Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức mà các doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt gồm: Các dự án bị đình trệ khiến nguồn cung giảm và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Năm nay, các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ tập trung vào tái cấu trúc nguồn vốn và M&A bên cạnh việc tập trung phát triển bất động sản trung cấp.

MBS đánh giá hoạt động tái cấu trúc nguồn vốn sẽ diễn ra mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp cần cơ cấu để thực hiện dự án. Phát hành cổ phiếu để tăng vốn dự kiến là xu hướng huy động chủ yếu của doanh nghiệp trong năm nay, do các ngân hàng đang thận trọng hơn khi cho vay bất động sản.

Hơn nữa, M&A dự án dự báo sẽ sôi động hơn nhờ doanh nghiệp cần bán tài sản để tồn tại khi sức khỏe tài chính yếu đi và hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài được đẩy mạnh, trong bối cảnh chi phí vốn rẻ hơn.

Phân khúc bất động sản trung cấp kỳ vọng là điểm sáng phục hồi khi những tín hiệu tích cực đã xuất hiện trong nửa cuối năm 2023. Việc thiếu hụt nguồn cung phân khúc trung cấp và lãi suất về mức thấp sẽ kích thích nhu cầu tại phân khúc này nhờ nhu cầu ở thực lớn, MBS nhận định.

Thực tế, từ đầu năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản được Chính phủ ban hành, nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Đặc biệt, mới đây Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).

Sau thời gian tăng nóng, thị trường bất động sản rơi vào khó khăn từ pháp lý dự án tới nguồn vốn trái phiếu, vốn vay ngân hàng...

Để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, năm 2023, Chính phủ đã đưa ra nhiều chỉ đạo, quyết sách kịp thời nhằm vực dậy thị trường.

Xu hướng bất động sản 2024, dự đoán giá đất năm 2025, 2026, Xu hướng bất động sản 2024, Tổng quan thị trường bất động sản, Thị trường bất động sản phục hồi, Tình trạng bất động sản hiện nay, Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024, Nhu cầu mua bất động sản

Tháng 3/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định 08). Nghị định 08 giúp doanh nghiệp bất động sản có thể giãn, hoãn nợ, bán chiết khấu tài sản, thanh toán gốc lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác như bất động sản.

Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; trong đó, đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.

Cuối tháng 11/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ năm 2025. Thị trường bất động sản phục hồi. Đây là khung pháp lý quan trọng với nhiều quy định tác động tích cực cho cả người mua nhà, chủ đầu tư và thị trường.

Chính phủ cũng vừa ban hành văn bản hỏa tốc số 527/TB-VPCP, thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại các phân khúc, hạ giá thành sản phẩm; có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả việc cơ cấu lại phân khúc cho người có nhu cầu thực và người có thu nhập thấp.

Những động thái quyết liệt của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thực tế, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản đã cải thiện dần qua từng quý, lợi nhuận quý III tiếp tục tăng trưởng so với các quý đầu năm.

Quý III/2023, tình hình kinh doanh các doanh nghiệp bất động sản trên sàn (không tính Công ty cổ phần Vinhomes (Vinhomes – mã chứng khoán: VHM) mặc dù đã cải thiện hơn so với 2 quý đầu năm, nhưng kết quả kinh doanh tiếp tục suy giảm đáng kể với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 35% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 9 tháng năm 2023, Vinhomes chiếm đến hơn 80% tổng lợi nhuận toàn ngành bất động sản trên sàn, với lợi nhuận sau thuế đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 62% chủ yếu nhờ ghi nhận doanh số bán căn thấp tầng dự án Ocean Park 2 và 3.

Như vậy, lợi nhuận của Vinhomes có ảnh hưởng quyết định tới lợi nhuận toàn ngành và nếu không tính lợi nhuận từ Vinhomes, lợi nhuận sau ngành bất động sản trên sàn sụt giảm hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả kinh doanh cũng tiếp tục phân hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, chỉ một số doanh nghiệp lớn đẩy mạnh bàn giao dự án (chủ yếu là dự án cũ hoặc giai đoạn tiếp của các dự án hiện hữu) là ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng cao như Công ty cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE) tăng 72% so với cùng kỳ, Công ty cổ phần Phát triển Sunshine Homes (mã chứng khoán: SSH) tăng 459%, Công  ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI) tăng 22%.

Đa phần các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sụt giảm như Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) có lợi nhuận giảm 84% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí thua lỗ như Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã chứng khoán: NVL) lỗ 958 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (mã chứng khoán: VCR) lỗ 282 tỷ đồng.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), thị trường bất động sản vẫn khó khăn, nhưng sẽ khởi sắc hơn từ nửa cuối năm 2024 khi các nút thắt pháp lý, vốn, thanh khoản dần được tháo gỡ.

Triển vọng phục hồi chủ yếu sẽ đến từ các phân khúc căn hộ nhu cầu ở thực ở nội đô hoặc ven trung tâm có vị trí và cơ sở hạ tầng phát triển. Nhu cầu mua bất động sản. Đối với doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, kết quả kinh doanh năm nay dự kiến sẽ khó tăng trưởng đột biến do tiến độ và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

Agriseco đánh giá, 2024 là năm bản lề cho quá trình hồi phục của toàn ngành. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có quỹ đất đang bàn giao phù hợp với nhu cầu ở thực và có năng lực bán hàng sẽ tích cực hơn.

Mặc dù vậy, công ty chứng khoán này cũng chỉ ra những thách thức của ngành bất động sản như: Sức cầu mua nhà hồi phục chậm; nguồn thu bất động sản giảm ảnh hưởng lợi nhuận năm 2024; áp lực trả nợ đáo hạn trái phiếu lớn trong khi khả năng trả nợ vẫn thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng.

Về định giá cổ phiếu bất động sản, Agriseco nhận định mặt bằng trung bình định giá nhóm bất động sản đang giao dịch ở mức P/B 1,3x lần so với mức 8,1x lần bình quân 10 năm qua.

Mặt bằng định giá giảm chủ yếu đến từ đợt sụt giảm mạnh trong quý IV năm 2020 và giá cổ phiếu chưa hồi phục lại vùng giá như cũ. Tình trạng bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, điều này không hàm ý việc mặt bằng giá cổ phiếu bất động sản đang ở vùng hấp dẫn khi hầu hết đã tăng giá từ đầu năm, trong khi kết quả kinh doanh sụt giảm và bối cảnh ngành còn rất nhiều khó khăn.

Ở mặt tích cực vẫn có một số cổ phiếu của những doanh nghiệp có quỹ đất và năng lực triển khai dự án tốt đang ở vùng định giá phù hợp, là cơ hội để nhà đầu tư xem xét lựa chọn giải ngân và nắm giữ trong trung và dài hạn.

Bất động sản tại Việt Nam sắp tới

Xu hướng xanh hóa lên ngôi

Các chuyên gia bất động sản trên thế giới nhận định do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phong cách sống của người dân đô thị đang thay đổi nhanh. Trong đó, an toàn và sức khỏe đã trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Sống xanh đang là xu hướng phổ biến. Khái niệm sống xanh không chỉ có nghĩa là sống tại những nơi có không gian xanh mà còn là sống trong một tổ hợp tiện nghi, một ngôi nhà hiện đại, môi trường sống trong lành, thoáng đãng và cộng đồng dân cư văn minh…, việc xây dựng và vận hành theo hướng giảm thiểu tác động đến môi trường.

Nghiên cứu của Green Street Advisors năm 2020 chỉ ra rằng, những tòa nhà xanh sở hữu tỉ lệ lấp đầy tốt hơn so với các dự án kém bền vững. Mặc dù chi phí xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn xanh thường cao hơn, có thể thấy rằng, khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả cho một không gian làm việc thoải mái, nhân văn và bền vững.

Nếu các chủ đầu tư không thích nghi được với thị hiếu toàn cầu này, các tòa nhà văn phòng, chung cư hiện nay sẽ mất dần giá trị và không giữ chân được khách hàng lâu dài.

Bất động sản la gì, Thị trường bất động sản, Ngành bất động sản, Thị trường bất động sản hiện nay, Thị trường bất động sản là gì, Công ty bất động sản, bđs.com vn, Bất động sản la làm gì

Xu hướng công nghệ số hóa

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Mọi thứ từ những việc như đi chợ, học tập, làm việc đến rèn luyện thể thao, khám sức khỏe đều có thể được tiến hành qua mạng. Trong lĩnh vực bất động sản, cũng đã ra đời Proptech - công nghệ bất động sản, được xem như chìa khóa mở bế tắc giao dịch bất động sản.

Trong hơn 5 năm qua, ứng dụng công nghệ bất động sản đã vượt qua chức năng đăng tin dự án, tạo ra được các giao dịch trực tiếp. Thị trường bất động sản từ cuối năm 2021 đến nửa đầu năm 2022 có ít nhất 5 startup đã công bố các vòng gọi vốn mới.

Theo Property Insight Program, thị trường proptech Việt Nam có thể thu hút khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư. Năm 2023 được kì vọng là năm phát triển của thị trường Proptech sau khi các vấn đề về pháp lí và dòng vốn được gỡ bỏ.

Xu hướng thuê nhà mới

Hiện nay, áp lực cạnh tranh của những người cho thuê không chỉ dừng lại ở giá thuê mà còn ở những tiện ích đi kèm. Nhà cho thuê chỉ cung cấp bốn bức tường là không đủ.

Trong những tòa nhà cho thuê 4.0, việc cung cấp địa điểm làm việc tạo ra năng lượng, thiết kế phòng năng động đáp ứng cả làm việc nhóm và làm việc cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng.

Đặc biệt, người thuê còn hướng đến những địa điểm cung cấp các dịch vụ như hệ thống nhận hàng, đỗ xe thông minh.

Xu hướng chủ đầu tư chuyển sang nhận thầu xây dựng

Theo chuỗi giá trị của ngành bất động sản – xây dựng – vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp trong ngành có xu hướng phát triển đi lên từ đơn vị sản xuất vật liệu đến thầu phụ, tổng thầu xây dựng và cuối cùng là chủ đầu tư.

Đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài chính, thay vì mua đất và sở hữu các dự án từ đầu, ngày càng có nhiều công ty bất động sản bắt đầu cung cấp dịch vụ xây dựng với tư cách là nhà thầu.

Xu hướng “lấy công làm lãi” này đang ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, chuyện tương tự cũng có thể xảy ra tại Việt Nam.

Shopacgame.vn